Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dịch sởi lây lan tốc độ cao, Bộ Y tế ra công điện khẩn

10:55 | 11/02/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 10/2, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, vừa ra công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh sởi đang có tốc độ lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Điều trị bệnh nhân sởi tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai

Theo đó, Cục Y tế dự phòng yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát diễn biến của dịch; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Người đứng đầu Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, thống kê đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắc xin sởi để triển khai kế hoạch tiêm bổ sung.

Các đơn vị trên cần bảo đảm đủ thuốc, vắc xin và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch ở các tuyến, cấp kinh phí đầy đủ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sởi; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông xuân. Đáng chú ý, do thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình tới 10 ngày nên sởi có thể lây bệnh ngay từ khi bệnh còn chưa khởi phát, nghĩa là trong khoảng thời gian ủ bệnh, virus sởi từ người mang mầm bệnh đã có thể lây cho người khác. Khi mắc bệnh, sởi có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên dễ gây ra biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, mù lòa, viêm não hoặc tử vong. Vì thế, đến nay sởi vẫn được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, nổi phát ban.

Dấu hiệu nữa để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi, các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám. 

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM, từ đầu năm đến ngày 5/2, cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi. Hà Nội có 30 trường hợp dương tính với sởi, TP HCM 138 trường hợp, tỉnh Yên Bái 253 trường hợp (1 trường hợp tử vong), tỉnh Lào Cai có 120 trường hợp và tỉnh Sơn La có 80 trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ hay đúng lịch. Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát diễn biến của dịch; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80% - 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90% - 95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

 

Nguyễn Linh