TP HCM: Bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến, 2 ca tử vong
TP HCM: Hàng loạt trẻ em và người lớn nhập viện vì dịch sởi tăng nhanh |
TP HCM: Dịch chồng dịch do diễn biến bất thường |
Hà Nội khẩn cấp chống sởi trong trường học |
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 6.733 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 249% so với cùng kỳ, trong đó có 2 trường hợp tử vong, nhiều ca biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu. Trong tuần qua, thành phố ghi nhận hơn 700 ca sốt xuất huyết, chưa kể số lượng lớn người bị mắc sốt xuất huyết điều trị ngoại trú và tại các phòng khám tư.
Theo BS. Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối mùa dịch 2018 - 2019, tuy nhiên do đỉnh dịch năm 2018 - 2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm 2019, trễ hơn 10 tuần so với đỉnh của mùa dịch trước và số ca bệnh hàng tuần giảm chậm nên số ca tích lũy trong 7 tuần đầu năm 2019 tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM |
Bệnh sốt xuất huyết là một truyền nhiễm lưu hành nhưng chưa có vắc xin phòng bệnh, để phòng bệnh này, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khuyến cáo, cần diệt lăng quăng, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt; Nếu sốt cao đột ngột trong 2 - 7 ngày, cần đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Cùng với sốt xuất huyết, bệnh sởi tại TP HCM vẫn đang gia tăng không ngừng đồng thời với một số địa phương khác trong nước và nước ngoài. Số ca sởi ghi nhận trong 7 tuần đầu năm 2019 tại TP HCM là 926 ca, trong đó có 83 ca nhập viện (cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 2 trường hợp mắc sởi). 24/24 quận, huyện trên địa bàn đều có ca bệnh sởi. Các quận, huyện có nhiều ca bệnh là quận Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức, quận 7, quận 8. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ Tết vừa qua, số ca nhập viện do sởi cũng không giảm.
Để phòng bệnh sởi, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM khuyến cáo, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng sởi; hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hô hấp; nếu bản thân có triệu chứng bệnh hô hấp, mắt đỏ, phát ban cần ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác; rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
Ngoài ra, bệnh tay chân miệng ở trẻ em dù đã giảm nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 với 313 ca mắc trong 7 tuần đầu năm 2019, hiện nay trung bình mỗi tuần TP HCM ghi nhận 25 - 30 ca bệnh tay chân miệng được điều trị nội trú.
Mai Phương
-
Quảng Nam: Một huyện ban bố dịch bệnh dại
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan