Bangladesh: 9 người chết cháy trong xưởng may
Nhân viên cứu hỏa Bangladesh kiểm tra hiện trường sau vụ hỏa hoạn bên trong nhà máy dệt may Gazipur, ngày 9/10/2013.
Chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn hôm 9/10. Các nhân viên cứu hỏa cho biết phải mất nhiều giờ đồng hồ để khống chế ngọn lửa.
Xưởng dệt may này được cho là sản xuất gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của phương tây.
Phóng viên của hãng AFP có mặt tại hiện trường tìm thấy sổ đặt hàng tháng 9 bao gồm thương hiệu Gap của Mỹ, Next của Anh, H&M thời trang Thụy Điển, Target của Australia và Carrefour của Pháp.
Tuy vậy, Gap và H&M phủ nhận họ đặt hàng trực tiếp từ nhà máy bị cháy, nhưng thêm rằng họ có quan hệ mua bán với Công ty Palmal Industries. Nơi này được cho là nhà cung cấp sản phẩm dệt may lớn nhất Bangladesh và cũng là chủ nhân của nhà máy bị cháy.
Tiểu chuẩn yếu kém trong ngành công nghiệp dệt may của Bangladesh đã gây sự chú ý kể từ vụ sập xưởng may hồi năm ngoái khiến hơn 1.100 người thiệt mạng.
Một vụ cháy xưởng may khác cháy hồi tháng 11 năm ngoái cũng giết chết hơn 100 người.
Bangladesh có ngành dệt may gia công xuất khẩu rẻ nhất thế giới với tình trạng an toàn lao động tồi tệ bị lên án. Công nhân dệt may Bangladesh có mức lương tối thiểu 38 USD một tháng và các nghiệp đoàn đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi nâng lên 100 USD/tháng.
Công nghiệp dệt may của Bangladesh được chính phủ hỗ trợ vì ngành này là nhà tuyển dụng lao động lớn nhất nước và trị giá xuất khẩu 19 tỉ USD của ngành này chiến đến 80% thu nhập bằng ngoại tệ của Bangladesh.
Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo rằng việc Bangladesh không có biện pháp khắc phục những vấn đề này sẽ gây trở ngại cho ngành dệt may vốn đang phát đạt tại nước này cho dù kinh tế của các nước phương Tây đang chậm lại.
S.Phương
AFP
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường