Bản tin Năng lượng xanh: BlackRock đầu tư 700 triệu USD cho dự án năng lượng tái tạo và lưu trữ pin của Úc
BlackRock cho biết Akaysha có kế hoạch phát triển các dự án lưu trữ năng lượng tại một loạt thị trường châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, trong thời gian tới.
Các hệ thống lưu trữ hiệu quả, quy mô lớn ngày càng trở nên quan trọng khi công suất năng lượng tái tạo ngày càng mở rộng. Điều này là do các nguồn năng lượng như mặt trời và gió có thể tái tạo được, nhưng chúng không phải là bất biến.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nói rằng “việc mở rộng quy mô lưu trữ năng lượng nhanh chóng là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu linh hoạt trong hệ thống điện không cacbon”. Theo IEA, đầu tư vào lưu trữ pin đã tăng gần 40% vào năm 2020, đạt 5,5 tỷ USD.
Số liệu từ Chính phủ Úc cho thấy nhiên liệu hóa thạch chiếm 76% tổng sản lượng điện vào năm 2020, với thị phần than là 54%, khí đốt là 20% và dầu là 2%. Thị phần năng lượng tái tạo đạt 24%.
Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên của Úc cho biết năng lượng tái tạo sản xuất lượng điện ước tính khoảng 77.716 gigawatt giờ trong năm 2021, chiếm 29% tổng sản lượng điện.
Mối quan tâm của các nền kinh tế lớn đến việc lưu trữ pin
Khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đưa ra kế hoạch tăng cường công suất năng lượng tái tạo của họ, mối quan tâm đến việc lưu trữ pin có lẽ sẽ tăng lên.
Vào tháng Bẩy, Công ty Equinor, một nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn của Na Uy, cho biết họ sẽ mua lại nhà phát triển thiết bị lưu trữ pin có trụ sở tại Mỹ là East Point Energy sau khi ký thỏa thuận nắm giữ 100% cổ phần của công ty.
Equinor cho biết East Point Energy, trụ sở chính ở Charlottesville, Virginia, có một đường ống dẫn công suất 4,1 gigawatt, với các dự án lưu trữ pin từ giai đoạn đầu đến giai đoạn giữa tập trung vào Bờ Đông nước Mỹ. Việc lưu trữ pin sẽ “đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng khi thế giới tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo không liên tục”, “là chìa khóa cho phép thâm nhập hơn nữa vào năng lượng tái tạo, góp phần ổn định thị trường điện và cải thiện an ninh nguồn cung cấp”.
Các nhà đầu tư đổ xô đến các quỹ năng lượng xanh sau khi Mỹ thông qua Đạo luật giảm lạm phát, tài trợ lớn cho khí hậu và năng lượng sạch
Đã có một làn sóng quan tâm đến các quỹ năng lượng xanh khi sau Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật Đạo luật Giảm lạm phát, trong đó phân bổ 369 tỷ USD cho tài trợ khí hậu và năng lượng sạch. Đạo luật Giảm lạm phát đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon của Mỹ khoảng 40% vào năm 2030.
Dan Pickering, Giám đốc đầu tư của Pickering Energy Partners cho biết Đạo luật sẽ tạo ra nhiều khoản đầu tư, thúc đẩy tốt hơn tính kinh tế của nhiều công nghệ năng lượng sạch.
Theo ước tính từ Morningstar Direct, trong tháng Tám này, các nhà đầu tư đã rót 425,5 triệu USD vào các quỹ giao dịch năng lượng tái tạo của Mỹ tính đến ngày 12/8, so với 112,8 triệu USD trong tháng Bẩy./.
Thanh Bình
-
[PetroTimesTV] BSR hướng tới sản phẩm xăng, dầu xanh, sạch, thân thiện với môi trường
-
Shell và Equinor kháng cáo các dự án dầu khí của Anh tại Biển Bắc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Cổ phiếu năng lượng sạch của châu Âu lao dốc sau khi ông Trump đắc cử
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines