Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thâm nhập đường dây buôn bán chế phẩm “khủng" từ động vật hoang dã

Bài 3: Những đường dây trong bóng tối

06:40 | 23/12/2023

1,163 lượt xem
|
Sau một thời gian dài tổ chức điều tra, nhóm phóng viên PetroTimes đã có được nhiều thông tin về các đường dây buôn bán chế phẩm từ động vật hoang dã từ các tỉnh miền Trung tỏa ra nhiều nhánh đi đến các tỉnh thành khác. Và ngay tại thủ đô Hà Nội cũng có các nhánh khác nhau, buôn bán từ các nguồn khác nhau. Những đường dây này hoạt động khá sôi động, song đều trong bóng tối.
Bài 1: “Thần dược” cao hổ cốt?Bài 1: “Thần dược” cao hổ cốt?
Bài 2: Giáp mặt “ông trùmBài 2: Giáp mặt “ông trùm" nấu cao hổ cốt
Bài 3: Những đường dây trong bóng tối
Cao hổ cốt hiện được bán với giá 18 triệu đồng/lạng ở miền Trung.

Sợ nhất bọn… “nhà báo nhà chồn”!?

Cũng qua cuộc trao đổi với “đại gia phố núi" M., chúng tôi mới biết được rằng hiện có không ít đường dây buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã từ bên kia biên giới, qua một số tỉnh miền Trung, để rồi chế biến và toả đi nhiều tỉnh thành trên cả nước. Và đường dây của M. cũng chính là một trong số đó.

“Trước đây việc nấu một nồi cao đơn giản như… đan rổ; mua bán cao hổ cốt cũng chỉ như mua bán con cá mớ rau. Nhưng vài năm trở lại đây, không hiểu sao bọn “cớm kiếc” làm rất chặt - sơ sểnh là bị phát hiện tịch thu nồi cao giá trị cả tỷ bạc. Còn cả đám “nhà báo nhà chồn” cũng hay điều tra chỉ điểm. Bọn nó mà phát hiện ra anh còn nấu cao bán thì chỉ có nước… bán xới" - M. nói, giọng pha lẫn sự bực tức.

Chúng tôi gạt đi, bảo bọn em dân buôn gỗ mấy chục năm với chị L., anh hỏi chị ấy là biết ngay. Dường như đã tin tưởng, M. chìa ra một cái nanh hổ chào mời:

“Đây em xem, nanh hổ thật 100% anh bán hữu nghị cho em giá 2 triệu thôi. Em mang ra Hà Nội bọc vàng vào mà đeo, sẽ có uy phong như hùm như báo…”.

“Anh còn nhiều không em muốn mua thêm để làm quà cho anh em, cả sừng tê nữa…”.

“Chú yên tâm, bao nhiêu anh cũng có".

Cũng qua câu chuyện với M., chúng tôi được biết “quy trình" nấu cao cũng rất nhiêu khê chứ không hề đơn giản.

Mỗi năm vài đại gia đã quen biết từ lâu sẽ đặt hàng với M. để “đụng" một nồi cao. Hổ sống ở bên kia biên giới sẽ được giết chết rồi cho vào tủ đông, sau đó được chuyển về Việt Nam bằng xe ôtô “chuyên dụng". Những chiếc xe đã được “độ” thêm ngăn riêng để chứa “hàng", và bằng cách nào đó “qua mặt” được lực lượng hải quan, biên phòng và “tập kết" tại nhà đầu nậu.

Việc nấu cao được tiến hành hết sức bí mật. Sau khi đã rã đông, thợ sẽ lọc sạch thịt ra thịt, xương ra xương. Có lẽ do có thâm niên trong nghề nấu cao nên M. tỏ ra hết sức am hiểu.

“Để nấu được nồi cao hổ cốt thì trước hết là phải có bộ xương hổ đầy đủ, không được thiếu mảnh xương nào và cũng không được lẫn các loại xương khác. Xương hổ quý nhất là xương chân trước (hay còn gọi là xương tay) rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương tay hổ hơi vặn khuỷu và phía trên xương bả vai có lỗ “thông thiên”, xương sườn cũng hơi bị “vặn vỏ đỗ”. Trong các loài vật thì chỉ có con hổ và báo là có lỗ “thông thiên” và cao báo cũng tốt không kém cao hổ cốt là mấy. Răng hàm hổ có hình chữ “tam sơn”, tuy nhiên đặc điểm này hơi khó nhận biết”.

Bộ xương hổ để nấu cao, tốt nhất là phải trên 10kg, còn nếu được từ 15kg trở lên thì tuyệt vời. Những người thợ săn có kinh nghiệm cho biết là con hổ nếu nặng 100kg thì cho 10kg xương khô. Xương hổ bị chết trong rừng lâu ngày có màu trắng đục và hay bị mủn, còn xương hổ săn bắn được thì có màu trắng ngà. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong cả bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất... một nửa.

M. sau đó chạy lên tầng hai, lúc xuống đưa cho chúng tôi xem mấy lạng cao thành phẩm và bảo. “Số này là còn sót lại trong đợt trước, các chú có lấy anh để lại cho giá hữu nghị 18 triệu/lạng". “Bọn em đi biếu “sếp lớn” nên muốn trực tiếp canh nồi cao. Khi nào “đụng" anh nhắn em trước để em thu xếp thời gian tham gia được không?” - tôi nói. “Em không mua thì anh lại bán cho khách khác, cũng loanh quanh mạn Hà Nội, Nam Định, Thái Bình… thôi" - M. cười nói.

Bài 3: Những đường dây trong bóng tối
Vuốt hổ được đại gia M. bán với giá 2 triệu đồng.

Đủ chiêu tiếp thị

Trở lại Thủ đô, bằng nhiều cách khác nhau, cuối cùng chúng tôi cũng phát hiện ở Hà Nội đang có nhiều đường dây buôn bán các chế phẩm từ động vật hoang dã.

Đầu tiên có thể kể đến là đường dây của H.K - hiện là quản lý tại một chuỗi lớp dạy nghề. Phải qua nhiều lần tiếp cận K. mới bật mí rằng gã chuyên cung cấp cao hổ cho nhiều đại gia ở Hà Thành. “Hàng của anh là hàng xịn, được nấu bí mật ở các tỉnh ven Hà Nội như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang… Chỗ quen biết, anh bán với giá hữu nghị là 16 triệu đồng/lạng thôi” - K. nói

Tuy nhiên đầu nậu này rất cảnh giác khi không mua bán trực tiếp mà bảo chúng tôi chuyển khoản đến một tài khoản thuộc ngân hàng M., sau đó sẽ có shipper mang đến.

Check lại thông tin từ các nguồn khác, chúng tôi nhận được thông tin hàng của K. chủ yếu là hàng pha phách nên mới có giá đấy. “Không tính đến các tỉnh, chứ hàng xịn đã về đến Hà Nội thì giá ít nhất cũng phải tầm 35 triệu đồng/lạng. Mà đang khan hàng lắm, phải đặt trước vài tuần mới có" - đại gia M. khẳng định.

Cũng theo M. ở Hà Nội nếu nói đến món cao hổ thì phải nói đến ông trùm T. “Béo". Tuy nhiên khác với các đường dây “còi" khác, thì đường dây của T. “Béo" chủ yếu là hàng từ Nam Phi về. Và đường dây này mỗi lần nhập về cả… tạ.

- Mang nhiều thế mà qua mắt được các cơ quan an ninh của cảng hàng không, rồi hải quan, công an… à anh" - tôi mở to mắt, hỏi.

- À, tất nhiên là phải có “dây rợ” từ trước rồi. Với cảnh sát cửa khẩu, nhiều khi chỉ bảo đấy là món thạch rau câu, hay món bánh sữa… là cũng được cho qua thôi - đại gia M. trả lời.

Đại gia này còn kể thêm: “Mấy chục năm nay một tay T. “Béo" phục vụ không biết bao nhiêu đại gia, quan chức ở Hà Nội. Dịp cận tết cách đây vài năm, một quan chức thuộc UBND thành phố còn đặt mua của T. “Béo" 5 cân cao (trị giá khoảng 1,5 tỷ) để làm quà biếu" - M. nói tiền tỷ nhẹ như không.

T. “Béo" cũng có một quán rượu nổi tiếng tại khu vực phố cổ (Hà Nội). Quán này chủ yếu phục vụ các khách quen của hắn, và cũng là nơi “check" hàng. Những đại gia trọc phú sợ mua phải hàng rởm thì sẽ được được “thử hàng" bằng cách đặt một mâm nhậu. Sau đó rượu cao hổ đã được chiết vào vỏ các chai nước suối để thực khách thưởng thức. Quý ông nào sợ mua phải hàng giả có thể rủ thêm “chuyên gia" đi cùng để nếm xem rượu cao hổ kia là thật hay giả, từ đó quyết định có xuống tiền hay không. “Đây là một phương pháp marketing rất khéo của T. “Béo"" - đại gia M. nói.

Ngoài việc phục vụ cho các quan chức ở Hà Nội, hàng của T. “Béo" còn “đi khắp muôn nơi". Dân bợm ở các tỉnh thành ven ven như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…ít ai không biến đến anh T. “Béo". Thậm chí hàng của anh ta còn thẩm ngược vào các tỉnh miền Trung, miền Nam.

Chúng tôi đã lần theo đường dây của T. “Béo" vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị… Tuy nhiên do đúng vào đợt mưa lụt nên bị mất dấu. Dù vậy, chừng đó cũng đủ cơ sở để thấy rằng nạn buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chế phẩm từ động vật hoang dã vẫn đang rất sôi động trong một lớp người có tiền, nhiều tiền ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố…

Đón đọc kỳ 4: Cần tăng cường thực thi pháp luật

Nhóm Phóng viên Điều tra