Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hoàn thiện quản lý kinh doanh xăng dầu

Bài 3: Có nên cho phép đại lý xăng dầu lấy từ nhiều nguồn?

20:37 | 09/02/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo quy định tại Luật Thương mại, đại lý là đơn vị được bên giao đại lý giao hàng để bán theo giá của đơn vị giao đại lý và hưởng hoa hồng; bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng, giá bán hàng hóa tại các đại lý.

Mặt hàng xăng, dầu là hàng hóa ở thể lỏng, được chứa đựng chung tại bồn, bể, nên nếu cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu lấy hàng từ nhiều nguồn, cơ quan quản lý nhà nước sẽ không kiểm soát và nắm được đầu mối chịu trách nhiệm về chất lượng, giá xăng dầu bán cho người tiêu dùng và không bảo đảm sự thống nhất với quy định nêu trên của Luật Thương mại. Do đó, theo quy định hiện hành, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ một nguồn (nội dung này hiện được quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP).

Bài 3: Có nên cho phép đại lý xăng dầu lấy từ nhiều nguồn?
Đại lý xăng dầu chỉ cần 1 nguồn cung ứng duy nhất

Trong cùng một thời điểm, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ 1 nguồn để bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu đến người tiêu dùng. Đồng thời, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung ứng xăng dầu (các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối với việc cung ứng khá cạnh tranh) nên đại lý bán lẻ xăng dầu có thể lựa chọn, thay đổi đơn vị cung cấp có uy tín để hợp tác kinh doanh lâu dài.

Trường hợp cho phép đại lý lấy từ nhiều nguồn, khi có khó khăn về nguồn cung như thời gian vừa qua có thể xảy ra tình trạng không đơn vị nào chịu trách nhiệm về việc cung cấp xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ của đại lý (tương tự như đối với các thương nhân phân phối hiện nay). Ngoài ra, khi các đại lý lấy từ nhiều nguồn với mức giá khác nhau, theo quy định, đại lý không có quyền quyết định giá bán nên sẽ không biết bán theo giá của đơn vị nào.

Tuy nhiên, theo dự thảo (lần 2) về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/ 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và kiến nghị của một số đơn vị, Bộ Công Thương đã phân tích và đưa ra 2 phương án. Theo đó, phương án 1 là giữ nguyên các quy định hiện hành về quyền của đại lý bán lẻ xăng dầu.

Còn phương án 2 là sửa đổi quy định về quyền của đại lý kinh doanh xăng dầu theo hướng cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn (và có thể giới hạn từ 2-3 nguồn). Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án này với lập luận rằng điều này sẽ giúp đa dạng nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng.

Trong thực tế, từ rất lâu, các đại lý kinh doanh xăng dầu đã tồn tại việc nhập xăng dầu từ nhiều nguồn khác nhau. Đây chính là nguồn cơn và kẽ hở để xăng dầu lậu, xăng dầu kém chất lượng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều đại lý còn lợi dụng chế độ, quy định bán hàng của các thương nhân đầu mối về việc thanh toán tiền hàng mà găm vốn, quay vòng vốn với nhiều nguồn xăng dầu khác nhau, cũng như nhập nhằng trong sản lượng kinh doanh của từng cửa hàng trong các thời điểm trước, sau mỗi đợt điều chỉnh giá.

Đặc biệt, cần phải xem lại lập luận việc trong cùng một thời điểm, đại lý không được lựa chọn nhiều nguồn cung cấp xăng dầu dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, bởi trên thực tế, các đại lý có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp xăng dầu và hủy hợp đồng để thay thế nhà cung cấp khác khi nhà cung cấp vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.

Có thể thấy rằng, việc đề xuất cho phép các đại lý xăng dầu được nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau sẽ gây ra nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho những thương nhân trục lợi bất hợp pháp. Đặc biệt, nếu xảy ra hiện tượng cháy nổ do xăng dầu kém chất lượng, xăng dầu lậu thẩm nhập vào thị trường thì việc xem xét xử lý, tìm nguyên nhân gây nguy hại đến tài sản, tính mạng của người dân là cực kỳ khó khăn. Mong rằng Bộ Công Thương cũng như Thường trực Tổ biên tập Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu sẽ nghiêm túc xem xét lại vấn đề này.

Thành Công

Bài 2: Quản lý mặt hàng xăng dầu cần có sự tham gia, phối hợp của các bộ, ngànhBài 2: Quản lý mặt hàng xăng dầu cần có sự tham gia, phối hợp của các bộ, ngành
Bài 1: Cần nhanh chóng “nâng cấp” hệ thống quản lý xăng dầuBài 1: Cần nhanh chóng “nâng cấp” hệ thống quản lý xăng dầu
6 doanh nghiệp bị tước giấy phép phân phối xăng dầu6 doanh nghiệp bị tước giấy phép phân phối xăng dầu