Bài 2: Nghị quyết 105 - Bước ngoặt trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Trong Nghị quyết số 105, Chính phủ đã đưa ra những nhận định xác đáng về tình hình kinh tế đất nước, ghi nhận những nỗ lực không ngừng và chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp.
Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động hết sức tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vẫn phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động; đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, đồng hành cùng các cấp, các ngành trong phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ người dân, cộng đồng, tổ chức cứu trợ, vận chuyển và thực hiện các hoạt động thiện nguyện.
Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn thực hiện tốt "sản xuất 3 tại chỗ". |
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình dịch COVID-19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp do biến chủng mới của vi-rút có tốc độ lây lan rất nhanh.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề và đang trong điều kiện rất khó khăn; các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường trong nước, quốc tế suy giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm; sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp tục suy giảm.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ngoại giao vắc-xin, thuốc chữa bệnh để có vắc-xin, thuốc chữa bệnh sớm nhất, nhiều nhất có thể; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, đồng thời hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Không để xảy ra khủng hoảng kinh tế - xã hội, có lộ trình, kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới. Tập trung nghiên cứu khoa học, phân tích thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để xây dựng các giải pháp phù hợp, hiệu quả, từng bước thích ứng an toàn với dịch bệnh".
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang cần hỗ trợ khẩn cấp. |
Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu cụ thể gồm: Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19; Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phải hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.
Để có thể quán triệt quan điểm “tái khởi động nền kinh tế”, thực hiện được mục tiêu nêu trên, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc-xin phòng COVID-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, cảng biển; người làm việc tại các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương; người lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao.
Đặc biệt là việc Bộ y tế cần chủ động tiếp tục bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực cần thiết khác.
Trong tháng 9 này, Bộ Y tế cần triển khai gấp 2 việc gồm: Rà soát, sửa đổi các quy định về bảo hiểm y tế theo hướng cho phép bảo hiểm y tế được thanh toán các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có thu phí và ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và việc công nhận kết quả xét nghiệm.
Mặt khác, Bộ Y tế cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin; Nhà nước thực hiện việc kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vắc-xin miễn phí cho mọi người dân; mua máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thuốc điều trị COVID-19; sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.
Căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch và mức độ bao phủ vắc-xin trên địa bàn, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 có lộ trình, kế hoạch cụ thể để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể hoạt động trở lại. Hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cần tăng hiệu quả gói hỗ trợ doanh nghiệp. |
Nghị quyết 15 cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi; khai thác lợi thế của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Đặc biệt là không quy định thêm các điều kiện, giấy phép cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân và vật tư, nguyên liệu sản xuất; không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Các bộ ngành như Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cuối cùng là Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tạo điều kiện cho chuyên gia, người lao động về thời hạn cách ly, cấp phép lao động tại Việt Nam.
Như vậy là đã rõ, trong 4 nhóm vấn đề lớn (2 nhóm là khó khăn vướng mắc, 2 nhóm là cần các Bộ ngành hỗ trợ tạo điều kiện) của doanh nghiệp đang phải đối phó với đại dịch COVID-19 đã được Chính phủ chỉ ra. Phát súng lệnh “Nghị quyết số 105” đã nổ, các Bộ ngành, địa phương cần nhanh chóng lên kế hoạch triển khai. Đã đến lúc lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, địa phương xóa bỏ cung cách làm việc "chờ doanh nghiệp tới mới hỗ trợ" mà phải xông xáo lăn lộn thực tế, xắn tay áo vào cùng làm, cùng sẻ chia khó khăn.
Trong tháng 9 này, Chính phủ giao Bộ Y tế căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch và mức độ bao phủ vắc-xin trên địa bàn, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 có lộ trình, kế hoạch cụ thể để các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể hoạt động trở lại. |
Tùng Dương
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Tin tức kinh tế ngày 1/11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Ả Rập Xê Út có thể cắt giảm giá dầu tháng 12 cho châu Á
-
Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay