Bộ Tư pháp chỉnh lý 10 bộ luật giảm phiền nhiễu doanh nghiệp
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về việc hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 Luật.
10 Luật đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật gây vướng mắc trong đầu tư kinh doanh. |
Liên quan tới một số vấn đề cần xin ý kiến Chính phủ và dự kiến chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, dự thảo Luật đang quy định người đứng đầu cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư nhóm B và nhóm C sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn ODA viện trợ không hoàn lại, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý (sửa đổi Luật Đầu tư công).
Qua trao đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho rằng, nếu phân quyền quyết định danh mục, chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi như một số ý kiến đã góp ý trong quá trình soạn thảo quy định sửa đổi nêu trên thì sẽ phải mở rộng phạm vi sửa đổi Điều 29 Luật Quản lý nợ công và Điều 25 Luật Đầu tư công.
Hơn nữa, việc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Chính phủ cần thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước nhằm có các cơ chế, chính sách đảm bảo an toàn nợ công cũng như việc lập, thẩm định và phân bổ vốn ngân sách Trung ương, phần vốn nước ngoài trung hạn và hàng năm. Do vậy, đề xuất dự án sử dung vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cần được Thủ tướng xem xét, quyết định. Trên cơ sở giải trình của Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp đã giữ nguyên quy định như trên.
Ông Nguyễn Hồng Tuyến cho hay, trong sửa đổi Luật Đầu tư, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp sinh thái hoạt động tại khu công nghiệp sinh thái là đối tượng được ưu đãi đầu tư.
Qua ý kiến giải trình của Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp thống nhất cho rằng nếu chỉ sửa đổi Luật Đầu tư mà chưa sửa các luật chuyên ngành khác, trong đó có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu lập đề nghị sửa đổi tổng thể các luật về thuế) thì quy định này cũng không khả thi trên thực tế…
Sửa đổi, bổ sung 10 bộ Luật để khơi thông đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19. |
Liên quan đến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, tại khoản 1 Điều 61 bổ sung trường hợp xảy ra dịch bệnh, người có thẩm quyền hàng hóa đã hết thời hạn lưu giữ, kể cả thời gian đã gia hạn được tiếp tục lưu giữ đến ngày cơ quan, người có thẩm quyền công bố hết dịch và được Cục trưởng Cục Hải quan quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng kể từ thời điểm công bố hết dịch.
Nhất trí với một số đề xuất của Tổ biên tập về việc sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng trước hết phải nhắc đến tiêu chí dự án đầu tư có quy mô dân số tương đương đô thị loại III, còn con số thì sẽ nghiên cứu quy định cho minh bạch. Bởi dự án đầu tư có quy mô sử dụng bao nhiêu hécta đất hoặc quy mô dân số bao nhiêu người còn phụ thuộc vào chính sách quản lý các loại đất và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổng kết Nghị quyết 19.
Đặc biệt, Bộ trưởng nêu rõ, đây là một dự án Luật khó, sửa đổi, bổ sung nhiều luật khác nhau nên cần đề nghị Thủ trướng Chính phủ chỉ đạo khi các cơ quan Quốc hội thẩm tra thì Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, KH&ĐT, Tư pháp, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng phải trực tiếp báo cáo giải trình tại các phiên họp thẩm tra.
10 Luật đang được tiến hành sửa đổi, bổ sung gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. |
Thành Công
Doanh nghiệp quản trị dòng tiền ra sao trong đại dịch? | |
Tiếp sức doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp lao đao trong “bão” Covid-19 |
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Chậm thay đổi chính sách thuế GTGT phân bón có thể khiến nông sản Việt thua thiệt trên trường quốc tế
-
Tin tức kinh tế ngày 1/11: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Ả Rập Xê Út có thể cắt giảm giá dầu tháng 12 cho châu Á
-
Rất cần thiết khi đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế
-
Rystad Energy: OPEC+ sẽ không khôi phục sản lượng dầu trong năm nay