Áp lực nào khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh?
Cổ phiếu nhóm ngân hàng trong rổ VN30 bị điều chỉnh mạnh |
Đà giảm của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng tiếp tục bị nới rộng thêm trong phiên 23/8. Trong đó, VIB giảm sàn xuống 36.000 đồng/cổ phiếu; CTG còn 32.700 đồng/cổ phiếu; LPB giảm 5,8% còn 22.600 đồng/cổ phiếu; MSB giảm 4,9% còn 27.000 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 4,8% còn 32.000 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 4,3% còn 28.000 đồng/cổ phiếu… Bên cạnh đó, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí như PVS, PVD, PLX, GAS... cũng đồng loạt giảm mạnh.
Trong nhóm 26/27 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn hiện nay, toàn bộ đều giảm điểm, với trên 70% cổ phiếu nhóm này ghi nhận mức giảm hai chữ số. Cổ phiếu có mức giảm sâu nhất giai đoạn vừa qua là BVB (Viet Capital Bank) khi lao dốc một mạch từ vùng 23.200 đồng xuống 18.900 đồng/ cổ phiếu tương đương mức giảm ròng 20% sau 2 tuần. Đà suy thoái này cũng kéo vốn hóa của Viet Capital Bank giảm gần 2.000 tỷ đồng.
Đứng sau mức giảm sâu nhất là cổ phiếu CTG (VietinBank) khi mất 20% thị giá, từ mức 40.830 đồng/cổ phiếu xuống 32.700 đồng; qua đó khiến vốn hóa VietinBank “bốc hơn” hơn 42.000 tỷ đồng từ đầu tháng 7 đến nay.
Tuy nhiên, VietinBank không phải là ngân hàng có mức giảm vốn hóa mạnh nhất giai đoạn này. Cả BVB, CTG và VCB (Vietcombank) đều chung đà giảm tương đương với việc nhà đầu tư mua cổ phiếu 3 nhà băng này từ cuối tháng 6 đến nay phải chịu thua lỗ trên dưới 20% giá trị đầu tư. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận xu hướng giảm mạnh từ đầu tháng 8 đến nay như VIB (VIB), KLB (Kienlongbank), VBB (VietBank) ABB (ABBank), BAB (BacABank) SGB (Saigonbank), NAB (NamABank).
Tương tự, một loạt ngân hàng vốn hóa lớn như BID (BIDV), VPB (VPBank) và MBB (MBBank) cũng ghi nhận mức giảm 15% giai đoạn này. Vốn hóa nhóm cổ phiếu ngân hàng vì thế cũng “bốc hơi” hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, thời gian qua, thị trường chứng khoán có sự phân hoá mạnh, dòng tiền gần như chỉ đổ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép, chứng khoán, trong khi các nhóm ngành biến động không nhiều. Nhiều ý kiến đang lo ngại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tăng quá nóng khiến rủi ro thị trường gia tăng. Do vậy việc điều chỉnh nhóm cổ phiếu này là tất yếu…
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong nhóm Big 3 niêm yết trên sàn giảm sâu từ đầu tháng 7 đến nay (nguồn: Tradingview). |
Phân tích về việc giảm mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính Ngân hàng, cho rằng nếu xét nguyên nhân từ áp lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế từ phía NHNN, thì chỉ có tác động lớn đối với các ngân hàng quốc doanh. Trong khi một phần lãi suất cho vay tuân theo quy luật thị trường, mặt khác, lãi suất cho vay cũng phải ở mức đảm bảo nguồn thu cho các ngân hàng yếu kém duy trì hoạt động.
Cũng trong giai đoạn này, các ngân hàng đã phân bổ tài sản hiệu quả hơn, giảm tỷ trọng nắm giữ các tài sản có lãi suất thấp như trái phiếu Chính phủ và tăng tỷ trọng tài sản có lãi suất cao hơn như trái phiếu TCTD, doanh nghiệp… Dù vậy, việc giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế cũng vẫn là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu ngân hàng giảm sâu, theo hướng, dịch bệnh càng phức tạp, nhà đầu tư sẽ lo ngại mức hỗ trợ này càng lớn.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 của NHNN, dưới tác động của dịch bệnh COVIDd-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2021, từ mức 1,69% hồi cuối năm 2020 lên mức 1,78% vào thời điểm cuối tháng 4/2021.
Thực tế ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II/2021 của các ngân hàng cho thấy, hơn nửa số ngân hàng đã công bố đều ghi nhận số dư nợ quá hạn tăng cao so với cuối năm 2020. NHNN cho biết, tính đến ngày 14/6/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 241.443 khách hàng với dư nợ 326.299 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 679.877 khách hàng với dư nợ 1.053.808 tỷ đồng. Lũy kế số tiền lãi miễn, giảm cho khách hàng từ 23/1/2020 đến 14/6/2021 là 18.279 tỷ đồng.
Lũy kế từ 23/1/2020 đến nay, các tổ chức tín dụng cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch đạt doanh số 3.700.754 tỷ đồng cho 506.151 khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho 178.952 khách hàng với dư nợ 4.472 tỷ đồng, cho vay mới đối với 3.116.431 khách hàng với số tiền 113.710 tỷ đồng.
Trước những diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết việc giãn cách xã hội đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhất là ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp lớn. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó sẽ tác động khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trong thời gian tới. Đây là 1 phần nguyên nhân chính khiến cổ phiếu nhóm ngân hàng bị bán mạnh trong thời gian qua.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Chứng khoán giảm thảm khốc, dân đầu tư thua lỗ nặng nề |
Bao nhiêu tiền của ngân hàng đang chảy vào bất động sản? |
VNDIRECT: Tăng trưởng tín dụng năm 2021 vẫn duy trì ở mức 13% |
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4