Áp chuẩn GMP: Thực phẩm chức năng sẽ an toàn?
Sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN
GMP (Good Manufacturing Practices) tức là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến.
Theo các tiêu chí trên khi đạt GMP, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua kiểm tra thực tế hiện nay, đến tháng 7/2019, khả năng cả nước sẽ có khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK đạt đủ điều kiện GMP để tiếp tục hoạt động.
TS Phạm Hưng Củng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, nếu như năm 2000, nước ta mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN.
Đến tháng 7/2019, sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP được tiếp tục hoạt động. |
Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN, TPBVSK đang gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi như đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng thừa nhận, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.
Nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. “Vì trong khi những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất TPCN và đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng không biết đâu mà lần”, ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.
Siết chặt GMP cả DN trong và ngoài nước
Theo lộ trình thực hiện GMP theo quy định, nếu sau ngày 1/7/2019, các cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất, kể cả doanh nghiệp ở nước ngoài vào Việt Nam cũng phải thực hiện, nếu không thực hiện quy chuẩn này sẽ không được vào Việt Nam.
“Đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng vì nếu doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện thì cũng không thể vào Việt Nam. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong TPCN sẽ bị loại bỏ, tình trạng cơ sở chỉ mấy mét vuông cũng sản xuất TPCN sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh và an toàn cho người tiêu dùng", ông Trần Văn Châu, Thanh tra Cục An toàn thực phẩm cho biết.
Với những sản phẩm còn lưu hành trong kho chưa kịp tiêu thụ hết trước ngày 1/7/2019, theo ông Trần Văn Châu, những sản phẩm này vẫn có thể sử dụng như bình thường – trong thời gian 24 tháng sau ngày 1/7/2019.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Hưng Củng cũng khẳng định, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP có nghĩa doanh nghiệp không thể xuất khẩu sang các thị trường khác thuộc ASEAN, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường như Mỹ, châu Âu...
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, khi áp dụng GMP đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, người dân không lo thiếu sản phẩm, mà khi đó người tiêu dùng càng có thêm nhiều sự lựa chọn an toàn hơn, chất lượng hơn, các cơ sở cũng sẽ cạnh tranh nhau lành mạnh hơn.
Đối với những doanh nghiệp không kịp chuẩn bị cơ sở đạt GMP đến tháng 7/2019, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, trước mắt, các doanh nghiệp này có thể chuyển nguyên liệu đạt chuẩn sang các cơ sở đạt GMP để gia công sản phẩm của mình.
Đặc biệt, từ nay đến cuối năm 2018, Cục An toàn thực phẩm sẽ tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất TPCN, trong đó chú trọng kiểm tra các cơ sở đăng ký địa điểm sản xuất tại các ngõ ngách, hẻm.
Theo TS Phạm Hưng Củng, Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển TPCN với hơn 4.000 thảo dược, 9.000 cây làm thực phẩm truyền thống. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, Việt Nam có nhiều điều kiện để đưa thảo dược thành sản phẩm cho chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Vấn đề là làm sao tổ chức sản xuất, quản lý, tổ chức thị trường, marketing...
Theo baochinhphu.vn
-
80% quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm, gây bức xúc
-
“Loạn” thị trường thực phẩm chức năng
-
Bộ Y tế cảnh báo về 4 sản phẩm của công ty dược Nhật Bản
-
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu hàng giả thuộc nhóm hàng dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
-
Không để tiếp diễn tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng vượt quá thực tế
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng