Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ai đã “đặt hàng” giết cựu Phó Thủ tướng Nga?

13:38 | 09/03/2015

4,255 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đã có tổng cộng 5 nghi can bị bắt trong vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov. Nghi can thứ 6 đã tự sát và một trong số các nghi can đã thú tội. Bọn chúng là các phần tử khủng bố Chechnya. Câu hỏi đặt ra là lực lượng này nhận lệnh của ai để thực hiện vụ ám sát ông Nemtsov?

>> Vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Nga qua lời kể của người tình

Ai đã “đặt hàng” giết cựu Phó thủ tướng Nga?

Zaur Dadayev, nghi phạm bị truy tố tội ám sát lãnh đạo đảng đối lập Nga Boris Nemtsov, đang ngồi trong nhà tù ở Moskva

Ngày 8/3, truyền hình Nga đưa tin, nghi phạm có tên Beslan Shavanov, 30 tuổi, trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Nemtsov, đã cố thủ trong tòa nhà tại Grozny thủ phủ Cộng hòa Chechnya khi cảnh sát ập đến bao vây tòa nhà này. Shavanov đã cố trốn thoát và ném lựu đạn vào cảnh sát trước khi kích nổ bom tự sát.

Trước đó cùng ngày, một thẩm phán Nga nói rằng một cựu chỉ huy cảnh sát Chechnya đã thú nhận có dính líu trong vụ giết hại lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov, trong khi giới hữu trách tiếp tục điều tra thêm 4 nghi can khác.

Hãng tin Interfax dẫn một nguồn tin giấu tên tiết lộ cảnh sát Nga lần ra 2 nghi can chính trong vụ ám sát ông Boris Nemtsov thông qua các cuộc gọi điện thoại di động xung quanh khu vực xảy ra vụ ám sát và từ ADN thu thập được trên chiếc xe nghi là phương tiện mà hung thủ đã dùng.

Cả 5 nghi can đều bị đưa ra trước một tòa án ở Moskva hôm 8/3, và bị giam giữ để giới hữu trách thẩm tra về vụ sát hại ông Nemtsov ngày 27/2. Ông Nemtsov, 55 tuổi, bị bắn 4 phát vào lưng trong lúc ông đang đi bộ với một người bạn nữ qua một chiếc cầu.

Thẩm phán Nataliya Mushnikova nói một trong những nghi can bị truy tố trong vụ án này, cựu phó cảnh sát Chechnya, Zaur Dadayev, đã ký vào giấy tự thú, mặc dù không có chi tiết nào được hé lộ về vai trò của nghi can này.

Thẩm phán Mushnikova cũng cho hay, nghi can thứ hai bị truy tố tên là Anzor Gubashev phủ nhận mọi dính líu trong vụ này.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy Gubashev, cựu nhân viên của một công ty bảo vệ an ninh tư nhân ở Moskva, ngồi trong một cái lồng nhốt tù. Những hình ảnh khác cho thấy cảnh sát trang bị vũ khí hùng hậu đã nhanh chóng áp giải 3 nghi can vào một phòng xử nhỏ và xích họ vào những chiếc lồng.

Ngoài 2 nghi can Dadayev và Gubashes, giới hữu trách Nga còn xác định 3 nghi can khác, gồm Shagid - em trai của Gubashev, Ramsat Bakhayev và Tamerlan Eskerkhanov.  

Mặc dù 5 nghi can đã bị bắt giữ, một nghi can khác đã tự sát nhưng chưa một thông tin nào được tiết lộ về động cơ của vụ ám sát ông Nemtsov.

Cả 5 nghi can này đều từ vùng Bắc Kavkaz bất ổn nơi Nga đã từng có 2 cuộc chiến tranh khốc liệt trong vòng 20 năm qua với các phần tử đòi ly khai ở Chechnya có liên kết với những phần tử Hồi giáo cực đoan. Các lực lượng an ninh hiện vẫn tiếp tục giao tranh với vác phần tử nổi dậy.

Theo Interfax, cơ quan chức năng Nga cho biết Dadayev phục vụ gần 10 năm trong Tiểu đoàn “Phương Bắc” thuộc Bộ Nội vụ Chechnya, còn Anzor Gubashev làm bảo vệ tại một trong những siêu thị ở vùng Moskva. Tư lệnh Tiểu đoàn “Phương Bắc” là đại tá Alimbek Delimkhanov, em trai của đại biểu Duma quốc gia Nga Adam Delimkhanov.

Báo Kommersant của Nga số ra ngày 8/3 dẫn nguồn tin riêng nói rằng những kẻ đặt hàng vụ sát hại chính khách Nemtsov có thể đang ở nước ngoài. Nguồn tin trên nhấn mạnh: “Dấu vết tội phạm có thể dẫn dắt ra bên ngoài biên giới Nga. Giả thuyết này đang được tích cực xem xét”.

Mới đây, Tổng thống Nga Putin gọi vụ ám sát là một "hành động gây hấn" và thề rằng chính phủ Nga sẽ làm mọi thứ để chắc chắn rằng kẻ gây ra vụ này sẽ bị "trừng phạt thích đáng".

Nhà báo - chuyên gia luật pháp quốc tế Mike Whitney cho rằng quyết tâm mạnh mẽ trong việc theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập của Nga được xem như là một “tội không thể tha thứ” đối với nước Mỹ và đặt ra nhiều thử thách đối với siêu cường Mỹ.

Theo Whitney, cái chết của đại diện phe đối lập, Boris Nemtsov là một phần của âm mưu thay đổi chế độ cầm quyền, thúc đẩy bất ổn trong xã hội và làm chính phủ mất ổn định, điều này “giống như kịch bản của Mỹ”.

Whitney dẫn chứng rằng Washington cũng đã từng làm hành động tương tự để gây sức ép lên Venezuela, Cuba, Iran, Syria và nhiều nước khác nữa để cho các nước làm theo chỉ thị của Nhà Trắng. 

Nh.Thạch

tổng hợp