9 tháng đầu năm, 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm thông báo số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2018. |
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 178,91 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2017 (quý III/2017 đạt 64,73 tỷ USD, tăng 13,9%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,07 tỷ USD, tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 127,84 tỷ USD (chiếm 71,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 14,6%. Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng thông tin, trong 9 tháng có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 90,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%.
Trong đó, có thể kể đến một số mặt hàng như điện thoại và linh kiện đạt 36,1 tỷ USD, tăng 14,6%; hàng dệt may đạt 22,6 tỷ USD, tăng 17,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,6 tỷ USD, tăng 16,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12,1 tỷ USD, tăng 28,7%; giày dép đạt 11,8 tỷ USD, tăng 10,5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,3 tỷ USD, tăng 13,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,9 tỷ USD, tăng 15,8%.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 99,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 95,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 89,4%; hàng dệt may 60,1%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản trong 9 tháng cũng tăng khá: Thủy sản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 6,9%; rau quả đạt 3 tỷ USD, tăng 15,2%; gạo đạt 2,5 tỷ USD, tăng 22,1% (lượng tăng 7,6%).
Một số mặt hàng nông sản tuy lượng xuất khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước: Cà phê đạt 2,8 tỷ USD, giảm 0,02% (lượng tăng 19,6%); hạt điều đạt 2,5 tỷ USD, giảm 0,7% (lượng tăng 5,8%); cao su đạt 1,4 tỷ USD, giảm 11,4% (lượng tăng 9,1%); hạt tiêu đạt 636 triệu USD, giảm 34,1% (lượng tăng 7,1%). Riêng dầu thô tính chung 9 tháng tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước mặc dù giá xuất khẩu bình quân tăng 37,5%: kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 24,6% (lượng giảm 45,2%).
Xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2018 |
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng ước đạt 173,52 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,34 tỷ USD, tăng 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 104,18 tỷ USD, tăng 11,9%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, có 30 mặt hàng ước tính có kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 87,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 3 mặt hàng trên 10 tỷ USD, chiếm 38,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng đầu năm 2018 tiếp tục xuất siêu 5,39 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,65 tỷ USD.
Về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 11,1 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017 (quý III/2017 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 8,8%), trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,6 tỷ USD (chiếm 68,3% tổng kim ngạch), tăng 15%; dịch vụ vận tải đạt 2,2 tỷ USD (chiếm 19,4%), tăng 16%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2017 đạt 4,9 tỷ USD, tăng 10,1%), trong đó dịch vụ vận tải đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 47,3% tổng kim ngạch), tăng 8,9%; dịch vụ du lịch đạt 4,4 tỷ USD (chiếm 31,6%), tăng 11,5%. Nhập siêu dịch vụ trong 9 tháng là 2,7 tỷ USD, bằng 24,2% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Toàn cảnh họp báo |
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm chia sẻ: Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, tạo đà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trong thời gian tới các Bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, chủ động kết nối, phát triển các kênh phân phối sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những rào cản đối với xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho sản phẩm nông sản. Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Bên cạnh đó, cần tăng cường nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó và khắc phục kịp thời với những biến động bất lợi trên thị trường thế giới. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch, có chính sách thu hút hiệu quả khách du lịch quốc tế; quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú.
Nguyễn Hoan
9 tháng đầu năm GDP cả nước tăng 6,98%, mức cao nhất 8 năm trở lại đây |
Hơn 96 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2018 |
Cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp |
-
IEAE 2024: Cầu nối mở rộng hợp tác cho doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh
-
Tin tức kinh tế ngày 13/10: Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất từ trước đến nay
-
Tin tức kinh tế ngày 24/9: Tiền Đồng dự báo tiếp tục tăng giá
-
Tin tức kinh tế ngày 14/9: Việt Nam có tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng thương mại
-
6 tháng đầu năm, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 17 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 20/10: Lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng cao kỷ lục
-
Giá dầu hôm nay (19/10): Dầu thô quay đầu giảm
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh