5 địa chỉ nhận lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Việt Nam
Ghép tế bào gốc cứu sống ngoạn mục bé trai sinh non bị xơ phổi |
Hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc |
Điều trị ung thư bằng tế bào gốc: Tia sáng đã lóe cuối đường hầm |
Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được xác nhận chứa nguồn tế bào gốc dồi dào có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị bệnh ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa.
Ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM |
Ngoài ra, với công nghệ biệt hóa tế bào đang phát triển rất nhanh, tế bào gốc máu cuống rốn sẽ là nguồn tế bào gốc để từ đó giúp phân lập và biệt hóa ra những tế bào của các hệ cơ quan mong muốn, hứa hẹn việc ứng dụng sâu rộng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong tương lai.
Lưu trữ tế bào trung mô tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM với nhiệt độ -196 độ C |
Trong những năm qua, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đã phối hợp với Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai ngân hàng máu cuống rốn. Và mới đây, với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM bắt đầu nghiên cứu nuôi cấy tế bào trung mô từ mô của dây rốn hoặc màng ối, đây là bước khởi đầu để tiến đến công nghệ biệt hoá tế bào theo các hệ cơ quan khác nhau, là mục đích cuối cùng của ứng dụng tế bào gốc trong điều trị nhiều bệnh lý thuộc nhiều cơ quan khác nhau.
Để có thể triển khai nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn và biệt hoá tế bào trung mô, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đã đầu tư phát triển nguồn lực cả về nhân lực chuyên sâu về di truyền học cho đến ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng tế bào trung mô.
Nuôi cấy thành công tế bào trung mô từ màng ối tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM |
Nhiều người vẫn nghĩ những sản phẩm của dây rốn, bánh nhau là những sản phẩm “bỏ đi”, thậm chí được coi là “rác thải y tế”. Nhưng thực tế, trong dây rốn chứa rất nhiều tế bào gốc. Do đó, tách được tế bào gốc và lưu trữ lại là một tài nguyên vô cùng quý giá để chữa được tới khoảng 80 bệnh lý trong đó có nhiều bệnh nan y.
Khoa Di truyền học phân tử tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM |
Hiện nay ở nước ta, chi phí thu thập, xử lý máu cuống rốn và lưu trữ năm đầu khoảng 25 triệu đồng. Sau đó, phí lưu trữ khoảng 2,5 triệu đồng/năm.
Mai Phương
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng
- Tử vi ngày 10/10/2024: Tuổi Dần tài lộc hanh thông, tuổi Dậu nhìn xa trông rộng