3 đột phá giúp tăng trưởng nhanh và bền vững của kinh tế Việt Nam
Trong phiên thảo luận chính sách, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, phát triển nhanh và bền vững là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó đã xác định có 3 đột phá chiến lược để phát triển đó là: đột phá thể chế, đột phá hạ tầng và đột phá nguồn nhân lực.
Thủ tướng tham gia phiên đối thoại cấp cao tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 |
Về đột phá thể chế, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, trong thế giới hiện đại là một thế giới phẳng, các quốc gia không phải hơn nhau về lực lượng vật chất mà là ở thế chế. Các nước cạnh tranh với nhau chính là cạnh tranh với nhau có một môi trường thể chế tốt nhất, có sức cạnh tranh nhất. Có thể chế tốt sẽ thu hút được nhà đầu tư, thu hút được khoa học và công nghệ toàn cầu, tức là có những yếu tố cơ bản để cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Vấn đề đặt ra trong giai đoạn sắp tới, chúng ta cần phải đột phá ở thể chế gì? Theo đồng chí Nguyễn Văn Bình, cần phải xây dựng được một môi trường pháp lý phù hợp, trong đó có môi trường pháp lý cho kinh tế số.
Bên cạnh việc tiếp tục cải thiện thể chế tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn để thu hút các nguồn lực đáp ứng các yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký, đang ký và sắp sửa sẽ ký, thì chúng ta phải xây dựng được môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Bởi theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế số, tuy nhiên, thời gian qua đã có những mâu thuẫn về khuôn khổ pháp lý liên quan sự phát triển của kinh tế số. Ví dụ như Fintech nếu không có khuôn khổ pháp lý thì không thể có Fintech, hay sự mâu thuẫn giữa Grab và taxi truyền thống… do đó phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 phải ưu tiên phát triển kinh số, mà trước hết là hoàn thiện khung pháp lý.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại diễn đàn |
Theo ông Nguyễn Văn Bình, cần phải xây dựng được một môi trường pháp lý phù hợp, trong đó có môi trường pháp lý cho kinh tế số. Thời gian qua đã có mâu thuẫn về khuôn khổ pháp lý khi kinh tế số bắt đầu hình thành. Ví dụ như Fintech (công ty tài chính công nghệ), nếu không có khuôn khổ pháp lý thì không có Fintech nào có thể hoạt động được và sẽ gây ra rối loạn trên thị trường, hay là mâu thuẫn giữa mô hình taxi công nghệ Grab và taxi truyền thống cần phải có lời giải pháp lý. Do đó phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 phải ưu tiên phát triển kinh số, mà trước hết là hoàn thiện khung pháp lý.
Thứ nữa là đột phá về hạ tầng phát triển chưa đáp ứng yêu cầu nên chi phí logistic còn quá cao thì không thể có sức cạnh tranh tốt, ổn định và bền vững. Việc tiếp tục phải xây dựng kiên cố hạ tầng giao thông thật tốt là nhiệm vụ tiếp tục phải triển khai; hay nhu cầu năng lượng để phục vụ cho phát triển bền vững ở Việt Nam là rất lớn. Riêng nhu cầu về điện, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần 150 tỷ USD để đầu tư. “Chúng ta lấy đâu ra nguồn lực lớn đó”, và chúng ta đang phải thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng làm sao cho tiết kiệm, thân thiện với môi trường. Đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng, với hạ tầng năng lượng chúng ta sẽ phải tiếp tục có nhiều cơ chế chính sách, đổi mới. Rồi muốn có CMCN 4.0, có kinh tế số, xã hội số… thì phải có hạ tầng truyền thông, công nghệ thông tin là phải đi trước một bước…
Thứ ba là về nguồn nhân lực. đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng, trong thời gian tới, phải tập trung làm cho khoa học và công nghệ trở thành một động lực, một đột phá cho tăng trưởng. Muốn vậy, phải đổi mới một cách toàn diện giáo dục và đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học, sau đại học cũng như là đào tạo về nghề để nhanh chóng bắt kịp CMCN 4.0.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, để thực hiện được 3 đột phá đó, chúng ta phải phát huy hiệu quả của mọi thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế tư nhân phải được quan tâm tạo điều kiện phát triển để trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở Việt Nam.
Tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp trao đổi, đối thoại về một số vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách trong thời gian tới. Thủ tướng cho biết, thứ nhất, xây dựng thể chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thể chế phục vụ. Thể chế bao gồm cả phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau.Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền hiệu quả hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân. Thứ ba, tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh để mọi người dân, doanh nghiệp phát triển thuận lợi bền vững, đặc biệt thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân quyền tài sản của mọi công dân.
Nguyễn Hoan
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam kiên định mục tiêu tăng trưởng để giữ ổn định và phát triển
-
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024
-
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024