205 người siêu giàu: "Hãy đánh thuế chúng tôi ngay lập tức"
Số người siêu giàu trên thế giới tăng đột biến sau đại dịch |
Giới siêu giàu mất gần 2.000 tỷ USD năm 2022 |
Người thừa kế hãng Disney, bà Abigail Disney (Ảnh: AP). |
Guardian đưa tin, nhóm 205 triệu phú và tỷ phú USD, bao gồm người thừa kế hãng Disney Abigail Disney và nam diễn viên phim "The Hulk" Mark Ruffalo, ngày 18/1 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và giám đốc điều hành doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ khẩn trương đánh thuế người giàu để giải quyết tình trạng "bất bình đẳng cực độ" trên thế giới.
"Việc hành động không đủ quyết liệt như hiện tại là đáng lo ngại nghiêm trọng. Một cuộc họp của giới tinh hoa toàn cầu ở Davos để thảo luận về sự hợp tác trong một thế giới đang bị chia rẽ là vô nghĩa nếu không xử lý nguyên nhân sâu xa của sự chia rẽ", các nhân vật siêu giàu viết trong một bức thư ngỏ gửi các lãnh đạo.
"Bảo vệ nền dân chủ và xây dựng sự hợp tác đòi hỏi phải hành động để thiết lập nền kinh tế công bằng hơn ngay bây giờ. Đó không phải là vấn đề chúng ta có thể để con cháu chúng ta giải quyết. Bây giờ là lúc để giải quyết vấn đề liên quan tới giới siêu giàu, bây giờ là lúc để đánh thuế những người siêu giàu", lá thư viết.
Trong bức thư có tựa đề "Cái giá phải trả của sự giàu có tột độ", các triệu phú và tỷ phú đến từ 13 quốc gia kêu gọi các chính phủ: "Các quý vị - với cương vị là nhân vật đại diện toàn cầu của chúng tôi, phải đánh thuế chúng tôi, những người cực kỳ giàu có, và quý vị phải bắt đầu ngay bây giờ".
Những người ký vào lá thư ngỏ cảnh báo rằng, việc không hành động có thể dẫn đến thảm họa: "Có rất nhiều lần các ông bố bà mẹ chứng kiến con cái của họ đói khát trong khi những người cực kỳ giàu lại chứng kiến họ ngày càng giàu lên. Cái giá của việc hành động ngay là rẻ hơn nhiều so với cái giá của việc không hành động. Đã đến lúc bắt tay vào công việc".
Lá thư được công bố trong bối cảnh, một nghiên cứu gần đây cho thấy gần 2/3 số tài sản mới tích lũy được trên thế giới kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 đã thuộc về nhóm 1% người giàu nhất. Tổ chức quốc tế Oxfam chỉ ra rằng, những người giàu nhất đã bỏ túi thêm 26 nghìn tỷ USD cho đến cuối năm 2021. Con số này chiếm 63% tổng số tài sản mới được hình thành, trong khi phần còn lại thuộc về 99% dân số toàn cầu.
Năm ngoái, ngân hàng đầu tư Credit Suisse cho rằng, sau đại dịch, thế giới ghi nhận "sự bùng nổ về tài sản", khiến số người giàu toàn cầu tăng vọt. Theo thống kê công bố tháng 9/2022, khoảng 1% số người giàu nhất thế giới đang nắm giữ 46% của cải toàn cầu, từ mức 44% năm trước đó.
Tuy nhiên, Credit Suisse cũng nhấn mạnh, điều này cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Số người thuộc nhóm siêu giàu chỉ chiếm 0,00004% dân số thế giới, trong khi hàng tỷ người thu nhập trung bình và thấp phải chật vật đối phó tình trạng giá lương thực, năng lượng tăng cao.
Oxfam ước tính, việc áp thuế lên tới 5% đối với các triệu phú và tỷ phú trên thế giới có thể thu về 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, đủ để giúp 2 tỷ người thoát khỏi đói nghèo và tài trợ cho một kế hoạch toàn cầu nhằm chấm dứt nạn đói.
Theo Dân trí
-
Nam Phi đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
-
Các thương hiệu xa xỉ có tiếp tục trung thành với thị trường Việt Nam?
-
Cần bao nhiêu tiền để được coi là giàu có ở Mỹ?
-
10 thành phố có dân siêu giàu tăng nhanh nhất: Việt Nam có 1 cái tên
-
Mỹ không còn là thiên đường của người giàu
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”