Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xét xử cựu quan chức đường sắt: Tranh luận về số tiền 11 tỉ đồng

11:06 | 27/10/2015

703 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 27/10, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tiếp tục xét xử 6 cựu quan chức ngành Đường sắt Việt Nam lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để nhận hối lộ 11 tỉ đồng của nhà thầu JTC Nhật Bản.

Các cựu quan chức ngành Đường sắt Việt Nam bị xét xử về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gồm: Phạm Hải Bằng (46 tuổi, cựu Phó Giám đốc Ban Quản lý các Dự án Đường sắt - RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam); Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, cựu Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU); Trần Văn Lục (57 tuổi, cựu Giám đốc RPMU); Trần Quốc Đông (51 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cựu Giám đốc RPMU); Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, cựu Giám đốc RPMU) và Phạm Quang Duy (40 tuổi, cựu Phó Giám đốc RPMU).

xet xu cuu quan chuc duong sat tranh luan ve so tien 11 ty dong
Các bị cáo tại phiên tòa

Mở đầu phiên xét xử, đáp lại quan điểm luật sư bào chữa cho các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân giữ quyền công tố tại tòa cho rằng, quan điểm của luật sư về việc các bị cáo không thuộc điều chỉnh của tội liên quan đến chức vụ là không đúng. RPMU có tài khoản riêng, con dấu riêng, có tư cách pháp nhân… các bị cáo thuộc đối tượng điều chỉnh của tội lợi dụng chức vụ. Các bị cáo chịu sự điều chỉnh của Luật Công chức.

“Trong vụ án này có sự cấu kết đồng phạm, thống nhất từ trên xuống dưới. Các bị cáo đã thực hiện một cách quyết liệt, tích cực. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đều có báo cáo lại cho lãnh đạo quản lý RPMU. Các bị cáo là đại diện cho chủ đầu tư, thay mặt Nhà nước trong việc chấp thuận giải ngân kinh phí cho nhà tư vấn” - Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân nhận định.

Đối với số tiền 11 tỉ đồng, các luật sư cho rằng đây là số tiền của doanh nghiệp không phải là tiền của Nhà nước Việt Nam, do vậy việc sử dụng nguồn tiền của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật. Về việc này, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, số tiền 11 tỉ là bất hợp pháp. Theo quy chế của RPMU và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thì đây là nguồn hỗ trợ từ tổng công ty. Số tiền 11 tỉ đồng này bị phát hiện thông qua kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ Nhật Bản. Cơ quan chức năng Nhật Bản xác nhận khoản tiền này là chi trái pháp luật. Do vậy, việc nhận tiền hỗ trợ 11 tỉ đồng là bất hợp pháp.

Còn việc các luật sư cho rằng vụ việc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Kiểm sát viên cho hay, qua xác minh từ phía Nhật Bản, JTC đã chi ra gần 100 triệu Yên trong các dự án, trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản cho thấy hành vi trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước. Mặt khác, Bộ Giao thông Vận tải xác định đây là sự việc nghiêm trọng nên cần xử lý nghiêm. Quốc hội và nhân dân Nhật Bản rất quan tâm đến sự việc. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đình chỉ vốn ODA mới đến khi Việt Nam làm rõ vi phạm.

Nhằm gây dựng lại lòng tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi Cơ quan CSĐT Bộ Công an xử lý vấn đề trên để đảm bảo mối quan hệ, chính sách vốn ODA tại Việt Nam.

Về quan điểm của các luật sư cho rằng khoản hỗ trợ của JTC là có trong hợp đồng ký kết giữa nhà thầu này với RPMU. Việc này, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, trong toàn bộ hợp đồng không có nội dung nào cho thấy JTC phải chi vào các khoản lễ, tết, nghỉ mát cho cán bộ nhân viên RPMU…

“Việc nhận tiền là trái pháp luật, trong đó bị cáo Phạm Quang Duy nhận 3 triệu Yên. Sau khi chuyển công tác, Trần Văn Lục vẫn nhận 100 triệu đồng từ khoản hỗ trợ. Thực tế không có khoản tiền nào để các cá nhân nhận được tiền ngoài nguồn JTC hỗ trợ. Với bị cáo Nguyễn Văn Hiếu được xác định đã ký hợp đồng tăng giá trị so với thời điểm ký ban đầu. Bị cáo đã ký giải ngân cho nhà thầu JTC. Trong thời gian làm giám đốc RPMU, bị cáo Nguyễn Văn Hiếu biết về việc Phạm Hải Bằng nhận số tiền và được hưởng lợi 50 triệu đồng. Như vậy hành vi của bị cáo là trái công vụ” - đại diện Viện Kiểm sát nói.

Phản bác lại đối đáp của Viện Kiểm sát, các luật sư bào chữa cho bị cáo đưa ra quan điểm, phía Nhật Bản điều tra, xử lý vụ việc hối lộ 11 tỉ về Luật cạnh tranh. Không thể dựa vào đó mà cáo buộc các bị cáo tại Việt Nam phạm tội.

Đến phần tự vào chữa, các bị cáo một mức khẳng định việc nhận số tiền 11 tỉ đồng từ JTC là hợp pháp. Đồng thời cho rằng, cơ quan tố tụng áp dụng Luật Công chức để xử lý là chưa hợp lý.

“Bị cáo thấy rằng, JTC đưa tiền theo như cáo trạng là bị cáo gây áp lực. Điều này không đúng, các bị cáo không hề gây áp lực. Quy kết như vậy là không công bằng” - bị cáo Trần Quốc Đông nói.

Thiên Minh