Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xếp hạng ngân hàng: Phân 2 nhóm tài sản, "ông lớn" lo mất lợi thế

10:00 | 28/08/2021

346 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo phản ánh của các ngân hàng, việc Ngân hàng Nhà nước dự tính phân các tổ chức tín dụng thành 2 nhóm (nhóm có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng và từ 100 nghìn tỷ đồng trở xuống) là bất cập.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018, quy định xếp hạng tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho biết: Thông tư 52 là văn bản pháp lý rất quan trọng liên quan đến xếp hạng các TCTD và sau hơn 2 năm thực hiện, cơ quan quản lý đặt vấn đề sửa đổi, bổ sung.

Qua nghiên cứu và lấy ý kiến các hội viên, Hiệp hội nhận thấy Thông tư 52 có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc đánh giá xếp hạng các TCTD, cách xác định các hệ số, tỷ số, ngưỡng an toàn, chất lượng tài sản… để từ đó xếp hạng, chấm điểm phù hợp đối với các nhóm ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, Ngân hàng Hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Theo đó, ngày 27/8, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52.

Xếp hạng ngân hàng: Phân 2 nhóm tài sản,
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng

Ngân hàng gặp 16 khó khăn, vướng mắc thực hiện Thông tư 52

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng, cho hay trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 52, các TCTD gặp 16 khó khăn, vướng mắc đề nghị Ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Thông tư.

Trong đó bao gồm: Phương pháp xếp hạng; phân nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) để xếp hạng; nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu (Điều 3); tiêu chí về vốn (Điều 7); tiêu chí về chất lượng tài sản (Điều 8); quản trị điều hành (Điều 9)...

Về phương pháp xếp hạng, theo ông Long, các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, việc chia các mức xếp hạng chỉ gồm 5 mức A, B, C, D, E như hiện tại đang quá rộng. Dải điểm trong một hạng cũng khá lớn khiến nỗ lực của các ngân hàng trong việc cải thiện điểm số chưa được ghi nhận đúng khi các ngân hàng đạt điểm 4.49 sẽ đạt được xếp hạng tương tự ngân hàng đạt điểm 3.5.

Do đó, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị: "NHNN xem xét xây dựng quy định xếp hạng các NHTM Việt Nam như đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế theo hướng xem xét chia nhỏ xếp hạng trong các xếp hạng lớn A, B, C, D, E thành các mức nhỏ hơn như A1, A2, B1, B2,… để đảm bảo ghi nhận việc phân loại được chính xác và đầy đủ nhất".

Hay các quy định về phân nhóm các NHTM để xếp hạng cũng đang gây ra nhiều khó khăn cho các NHTM và chưa phù hợp với thực tế, bởi quy mô tổng tài sản của các NHTM là không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn về cấp độ, cách thức quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh cũng rất khác nhau. Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, các quy định về tiêu chí, điểm số và trọng số tại Thông tư 52 là chưa phù hợp để đánh giá, xếp hạng đối với các NHTM lớn.

Do đó, thay vì phân loại các NHTM thành 2 nhóm như quy định tại Thông tư 52, Hiệp hội đề nghị Ban soạn thảo xem xét phân nhóm các NHTM theo các cấp độ chi tiết hơn, trong đó các NHTM có quy mô tổng tài sản từ 1 triệu tỷ đồng trở lên cần có phương thức đánh giá phù hợp.

Đối với tiêu chí về vốn, Hiệp hội cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét chỉnh sửa quy định về điểm đối với tiêu chí vốn theo hướng tính điểm tối đa đối với các NHTM tuân thủ tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN; xem xét có cơ chế cộng điểm nếu tỷ lệ CAR cao hơn một mức nhất định để khuyến khích các NHTM thực hiện các giải pháp nâng cao mức độ an toàn vốn.

Xếp hạng ngân hàng: Phân 2 nhóm tài sản,
Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 52, các TCTD gặp 16 khó khăn, vướng mắc (Ảnh: Quốc Chính).

Phân ngân hàng thành 2 nhóm, có nên không?

Theo chia sẻ của đại diện BIDV, dự thảo Thông tư phân các TCTD thành 2 nhóm (nhóm các TCTD có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng và từ 100 nghìn tỷ đồng trở xuống) là bất cập.

BIDV hiện có tổng trên 1,5 triệu tỷ đồng, có nhiều đặc thù trong hoạt động do là ngân hàng có vốn Nhà nước. Năm nay, ngân hàng dự kiến sẽ giảm 6.000-7.000 tỷ đồng lãi suất, trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng rất mỏng. Với đặc thù hoạt động như vậy, đại diện BIDV cho rằng cần xem xét lại các ngưỡng tính điểm, các chỉ tiêu định lượng về vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu...

Còn đại diện Agribank đề nghị xem xét phân nhóm các ngân hàng với nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ chênh nhau khoảng 200 nghìn đến 300 nghìn tỷ đồng, nhằm đảm bảo sự công bằng và đánh giá thực tế hơn.

Đại diện Agribank cũng cho rằng, Thông tư 52 và dự thảo Thông tư đang quy định việc tính và trừ điểm dựa trên số lần vi phạm bị xử phạt nhưng không xét trên cùng một mặt bằng về quy mô, mạng lưới, số lượng lao động… là bất hợp lý.

Với mạng lưới 935 chi nhánh, Agribank sẽ có rủi ro vi phạm nhiều hơn so với các ngân hàng quy mô chỉ vài chục chi nhánh. Do vậy, đại diện Agribank đề nghị, khi tính điểm chỉ tiêu này cần xét đến các yếu tố đặc thù của các TCTD để đánh giá khách quan, công bằng, phù hợp thực tế hơn.

Góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, đại diện Techcombank cho rằng nên điều chỉnh thành 9 mức xếp hạng và điểm xếp hạng được chấm điểm trên thang điểm 10 để ngân hàng có cơ hội cải thiện khi so sánh với các ngân hàng bạn và so sánh với chính mình qua các thời kỳ.

Đối với nhóm chỉ tiêu định tính, trong việc tính và trừ điểm dựa trên số lần vi phạm, đại diện ngân hàng này đề nghị làm rõ và thống nhất cách hiểu thế nào là vi phạm tránh bất cập trong cách hiểu và xác định hành vi vi phạm giữa các cơ quan thanh tra. "Đề nghị chỉ trừ điểm đối với các vi phạm đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính", đại diện Techcombank đề nghị.

Đại diện HDBank kiến nghị: "Nếu các vi phạm do công ty kiểm toán hoặc do chính các ngân hàng phát hiện, thì không tính điểm trừ vì đây là các vi phạm được phát hiện sớm, mang tính chất cảnh báo, nhắc nhở, chưa chắc có vi phạm".

Đại diện Standard Chartered Việt Nam - thành viên thuộc nhóm Công tác Ngân hàng nước ngoài (VBF) - cho rằng, TCTD có cơ chế kiểm soát nội bộ tốt thì sẽ tự phát hiện các vi phạm và có biện pháp ngăn chặn. Do đó, với các vi phạm do TCTD tự kê khai thì không nên trừ điểm.

Còn theo đại diện Sumitomo Mitsui Bank (SMBC), nếu tính chỉ tiêu khách hàng có dư nợ tín dụng lớn là khách hàng có dư nợ cấp tín dụng chiếm từ 5% vốn tự có trở lên của TCTD thì rất khó cho ngân hàng bán buôn như SMBC vì khách hàng của ngân hàng hầu hết là doanh nghiệp lớn.

Thực tế cho thấy, NIM của ngân hàng bán buôn thấp hơn so với NIM của ngân hàng bán lẻ. Do đó, nếu dùng NIM để đánh giá hiệu quả hoạt động của các TCTD là chưa chính xác. Trên cơ sở đó, đại diện của SMBC đề nghị cần có tiêu chí chính xác đối với từng loại TCTD.

Tại tọa đàm, đại diện Standard Chartered Việt Nam và SMBC đề nghị NHNN cho phép ngân hàng báo cáo kết quả xếp hạng với ngân hàng mẹ, với điều kiện ngân hàng mẹ phải đảm bảo bí mật về kết quả này.

Ngân hàng chuyển dịch nhiều ưu đãi sang các kênh giao dịch online 
Ngân hàng chuyển dịch nhiều ưu đãi sang các kênh giao dịch online 

Viettel Construction hợp tác cùng VP Bank cho vay vốn lắp đặt điện mặt trời không cần đảm bảoViettel Construction hợp tác cùng VP Bank cho vay vốn lắp đặt điện mặt trời không cần đảm bảo

Theo Dân trí

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,500 84,500
AVPL/SJC HCM 82,500 84,500
AVPL/SJC ĐN 82,500 84,500
Nguyên liệu 9999 - HN 82,450 ▲250K 82,750 ▲250K
Nguyên liệu 999 - HN 82,350 ▲1250K 82,650 ▲250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,500 84,500
Cập nhật: 12/10/2024 15:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 82.300 ▲300K 83.300 ▲200K
TPHCM - SJC 82.500 84.500
Hà Nội - PNJ 82.300 ▲300K 83.300 ▲200K
Hà Nội - SJC 82.500 84.500
Đà Nẵng - PNJ 82.300 ▲300K 83.300 ▲200K
Đà Nẵng - SJC 82.500 84.500
Miền Tây - PNJ 82.300 ▲300K 83.300 ▲200K
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 82.300 ▲300K 83.300 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 82.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 82.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 82.200 ▲400K 83.000 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 82.120 ▲400K 82.920 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 81.270 ▲400K 82.270 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 75.630 ▲370K 76.130 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 61.000 ▲300K 62.400 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 55.190 ▲270K 56.590 ▲270K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 52.700 ▲260K 54.100 ▲260K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 49.380 ▲240K 50.780 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.310 ▲240K 48.710 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.280 ▲170K 34.680 ▲170K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.880 ▲150K 31.280 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.140 ▲130K 27.540 ▲130K
Cập nhật: 12/10/2024 15:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,170 ▲30K 8,350 ▲30K
Trang sức 99.9 8,160 ▲30K 8,340 ▲30K
NL 99.99 8,210 ▲30K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 8,190 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,260 ▲30K 8,360 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,260 ▲30K 8,370 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,260 ▲30K 8,360 ▲30K
Miếng SJC Thái Bình 8,250 8,450
Miếng SJC Nghệ An 8,250 8,450
Miếng SJC Hà Nội 8,250 8,450
Cập nhật: 12/10/2024 15:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,319.17 16,484.01 17,013.46
CAD 17,589.56 17,767.23 18,337.90
CHF 28,238.57 28,523.81 29,439.97
CNY 3,420.66 3,455.21 3,566.18
DKK - 3,572.38 3,709.32
EUR 26,454.57 26,721.79 27,906.13
GBP 31,567.01 31,885.87 32,910.01
HKD 3,112.87 3,144.31 3,245.30
INR - 294.73 306.52
JPY 161.08 162.71 170.46
KRW 15.94 17.71 19.22
KWD - 80,883.98 84,120.69
MYR - 5,730.33 5,855.52
NOK - 2,265.77 2,362.05
RUB - 242.99 269.01
SAR - 6,592.22 6,856.02
SEK - 2,342.32 2,441.85
SGD 18,531.50 18,718.68 19,319.91
THB 658.22 731.36 759.39
USD 24,610.00 24,640.00 25,000.00
Cập nhật: 12/10/2024 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,660.00 24,670.00 25,010.00
EUR 26,624.00 26,731.00 27,850.00
GBP 31,826.00 31,954.00 32,944.00
HKD 3,132.00 3,145.00 3,250.00
CHF 28,444.00 28,558.00 29,456.00
JPY 163.29 163.95 171.45
AUD 16,432.00 16,498.00 17,008.00
SGD 18,679.00 18,754.00 19,306.00
CAD 17,732.00 17,803.00 18,339.00
THB 724.00 727.00 759.00
DKK 3,574.00 3,709.00
NOK 2,266.00 2,362.00
Cập nhật: 12/10/2024 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24630 24630 25000
AUD 16370 16470 17033
CAD 17682 17782 18333
CHF 28559 28589 29382
CNY 0 3476.1 0
CZK 0 1028 0
DKK 0 3644 0
EUR 26712 26812 27685
GBP 31943 31993 33096
HKD 0 3180 0
JPY 163.68 164.18 170.69
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.0501 0
MYR 0 6104 0
NOK 0 2300 0
NZD 0 14925 0
PHP 0 420 0
SEK 0 2395 0
SGD 18629 18759 19481
THB 0 689.3 0
TWD 0 768 0
XAU 8250000 8250000 8450000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 12/10/2024 15:00