Whitmore là bệnh gì mà nhiều người khiếp sợ?
Cảnh báo gia tăng bệnh Whitmore nguy hiểm, gây tử vong cao |
Bệnh nhân Whitmore ở miền Trung tăng đột biến sau lũ lụt triền miên |
Phát hiện khuẩn Whitmore trong mẫu đất của gia đình có 3 con tử vong |
Được biết, tại Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế) từ đầu tháng 10/2020 đến giữa tháng 11/2020 đã ghi nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, tăng đột biến so với trung bình hằng năm. Trong đó, ngày 11/11, ông Phan Thanh Miên, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (Quảng Bình) đã qua đời vì mắc bệnh Whitmore qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm khi đi ứng cứu người dân trong mưa lũ.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra.
Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei. Tại chỗ xâm nhập, chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ ápxe lớn. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng, có thể sốc nhiễm khuẩn gây suy nhiều cơ quan, tạng dẫn đến nguy cơ tử vong.
Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra |
Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại TP HCM sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…
P.V
-
Bão số 4 (Soulik) gây ngập lụt, chia cắt 77 điểm tại miền Trung
-
Bão số 4 (Soulik) đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị
-
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, đổ bộ ngay chiều nay
-
Áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 5 tỉnh miền Trung
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị