Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bệnh nhân Whitmore ở miền Trung tăng đột biến sau lũ lụt triền miên

13:45 | 17/11/2020

148 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 17/11, theo tin Bệnh viện Trung ương Huế, trong mùa bão lụt kéo dài tại các tỉnh Miền Trung từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tăng đột biến.

Theo đó, với 28 ca trong chỉ hơn một tháng rưỡi, số bệnh nhân mắc Whitmore đã tăng đột biến trong những năm gần đây. Trong các bệnh nhân nhập viện có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh miền Trung là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... và 50% đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế (các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Thủy).

Nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng..., điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

Bệnh nhân Whitmore ở miền Trung tăng đột biến sau lũ lụt triền miên - 1
Bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế

Được biết, tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 2014-2019 có khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore (cấy bệnh phẩm dương tính với Burkholderia Pseudomallei – vi khuẩn gây bệnh Whitmore). Từ tháng 1 đến tháng 9/2020 có 11 bệnh nhân. Riêng từ tháng 10 đến giữa tháng 11 có 28 bệnh nhân.

Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian tháng 9, 10 và 11 tại Việt Nam là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm và đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei .

Bệnh Melioidosis còn gọi là bệnh Whitmore, do trực khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa gạo, và các vùng nước tù đọng trong khu vực, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Theo BS CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cần cảnh giác đến bệnh Whitmore khi bệnh nhân nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11; có độ tuổi từ 35 trở lên; nhập viện với tình trạng viêm phổi, sốt, đa áp xe; có tiền sử đái tháo đường hoặc người nghiện rượu, bệnh phổi mạn, bệnh thận mạn, người sử dụng corticoid hoặc ung thư...; làm việc trực tiếp với đất hoặc nước thải.

Bệnh nhân Whitmore ở miền Trung tăng đột biến sau lũ lụt triền miên - 2
Bệnh nhi bị áp xe (Abces) tuyến mang tai do Burkholderia Pseudomalei (vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore) đang điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế

Sau bão lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra gây ô nhiễm môi trường, người dân phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý truyền nhiễm tiềm ẩn; vì vậy xử lý môi trường ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sạch và chăm sóc sức khỏe người dân sau lũ lụt là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Trước tình trạng bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nhập viện tăng đột biến trong mùa mưa lũ, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức tập huấn nâng cao cảnh giác về bệnh cho các bác sĩ tại bệnh viện.

Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ kết hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội sàng lọc để phát hiện các ca bệnh nghi ngờ bằng kỹ thuật Elisa, hy vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị sớm và có kết quả khả quan hơn.

Theo Dân trí