Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vụ 185 giáo viên ở Sóc Sơn mất việc: Lãnh đạo huyện lên tiếng

20:26 | 07/08/2015

2,103 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hôm nay 7/8, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã gặp mặt báo chí thông tin về việc chấm dứt hợp đồng lao động với 185 giáo viên mầm non trên địa bàn.

Như PetroTimes đã thông tin, vừa qua 185 giáo viên mầm non của huyện Sóc Sơn đã có đơn “kêu cứu” gửi tới các cơ quan thông tấn, báo chí về việc bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong đơn phản ánh này, các cô giáo bày tỏ còn nhiều khúc mắc trong cách tổ chức thi tuyển viên chức của UBND huyện Sóc Sơn, cũng như việc ký kết hợp đồng lao động… Đặc biệt là có hay không việc cơ quan chức năng có “cố ý” đẩy 185 giáo viên ra đường trước thời điểm nhiều cô giáo trong diện này sắp được đặc cách khi đã đủ 3 năm công tác?

Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn và ông Hồ Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện đã có giải đáp xung quanh vấn đề này.

Vụ 185 giáo viên ở Sóc Sơn mất việc:  Lãnh đạo huyện lên tiếng
Các cô giáo mầm non ở Sóc Sơn

Về quy trình ký kết hợp đồng lao động. Theo phản ánh thì toàn bộ quá trình giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng các giáo viên đều phải thực hiện theo sự chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn. Nhưng hợp đồng lao động mà các giáo viên tham gia ký kết là thỏa thuận giữa một bên là giáo viên với một bên là trường mầm non, chứ không phải là UBND huyện.

Câu hỏi đặt ra là: Vậy trường mầm non hay UBND huyện Sóc Sơn ai mới là chủ sử dụng lao động? Việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhà trường và giáo viên là không tự nguyện mà có sự chỉ đạo, ép buộc từ chính quyền huyện Sóc Sơn?

Ông Lê Hữu Mạnh giải thích: Việc ký hợp đồng lao động với các giáo viên mầm non làm việc trên địa bàn huyện là chịu sự điều chỉnh của Luật lao động, không phải Luật viên chức, nên việc giao cho các hiệu trưởng ký hoàn toàn hợp điều 15 bộ Luật lao động và quyết định 1554/QĐ-UBND TP năm 2009.

Mẫu hợp đồng mà hiệu trưởng các trường mầm non đều theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003 ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động-Thương binh&Xã hội.

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề có hay không sai phạm từ phía cơ quan chức năng trong việc ký hợp đồng lao động với các cô giáo khi các giáo viên này dự thi tuyển viên chức không đỗ mà vẫn tiếp tục được ký hợp đồng lao động?

Ông Lê Hữu Mạnh thừa nhận: Có sai.

Vụ 185 giáo viên ở Sóc Sơn mất việc:  Lãnh đạo huyện lên tiếng
Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn

Trong hợp đồng lao động mà các giáo viên ký với UBND huyện có điều khoản: “Các giáo viên phải tham gia một kỳ thi tuyển gần nhất tại đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng, nếu tham gia kỳ thi mà không đỗ hoặc không tham gia kỳ thi đó sẽ bị cắt hợp đồng”. Theo đơn phản ánh thì 185 giáo viên này đều được nhận quyết định tuyển vào công tác tại các trường mầm non trong huyện của UBND huyện Sóc Sơn từ ngày 1/9/2012.

Năm học 2013-2014, huyện Sóc Sơn có tổ chức kỳ thi tuyển viên chức nhưng điều kiện đủ để tham dự cuộc thi này là chỉ những giáo viên có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi mới được tham gia dự thi.

Trong số 185 giáo viên trong diện bị cắt hợp đồng đợt này, có giáo viên dự thi nhưng không đỗ, có giáo viên không dự thi. Thế nhưng, tất cả 185 giáo viên vẫn tiếp tục được giữ lại làm công tác giảng dạy tại các trường mầm non trên địa bàn huyện.

Thực trạng này lại tái diễn qua kỳ thi công chức năm 2014-2015. Như vậy là đã sai quy trình? Ông Lê Hữu Mạnh giải thích: “Việc quản lý biên chế có phân cấp, Sóc Sơn năm 2012 có 743 giáo viên hợp đồng cộng với số biên chế hiện có khi ấy đủ theo chỉ tiêu giao. Việc thi hàng năm phải căn cứ chỉ tiêu thành phố giao, không phải muốn bao nhiêu là được, phải thi nhiều năm nhiều đợt.

Năm 2013 thi tuyển xong, bản thân tổng quỹ tiền lương của huyện vẫn đảm bảo, chỉ tiêu biên chế còn và còn nhu cầu công việc nên chúng tôi vẫn duy trì hợp đồng với các giáo viên.

Việc huyện vẫn ký mà không ảnh hưởng quỹ lương là do chỉ tiêu khối giáo dục lớn, chúng tôi đã cân đối quỹ lưỡng bậc tiểu học, mầm non, THCS và số giáo viên nghỉ hưu chưa tuyển dụng được mới.

Nếu chúng tôi sai là ở quy định không giải quyết cắt hợp đồng ngay với các giáo viên.

Tuy nhiên việc thi tuyển vào tháng 8, tháng 9 đợi đến ra quyết định là tháng 9, tháng 10. Khi này các trường đã tuyển sinh xong, rũ ra phức tạp. Làm như vậy là đảm bảo quyền lợi cho giáo viên. Cắt ngay khi họ mới vào năm học 1-2 tháng cũng được nhưng ảnh hưởng công ăn việc làm của các cô. Việc này, tôi sẽ báo cáo lãnh đạo thành phố”.

Vụ 185 giáo viên ở Sóc Sơn mất việc:  Lãnh đạo huyện lên tiếng
Ông Hồ Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn

Về việc có phản ánh vừa qua giáo viên được trường yêu cầu lên ký lại hợp đồng trong các năm 2013 và 2014 nhằm hợp thức hóa những thiếu sót trong ký kết hợp đồng trước đây. Ông Hồ Việt Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện trả lời: Sẽ cho kiểm tra và trả lời khi có kết quả.

Về việc có hay không việc cơ quan chức năng có “cố ý” đẩy 185 giáo viên ra đường trước thời điểm nhiều cô giáo trong diện này sắp được đặc cách khi đã 3 năm công tác?

Ông Hùng giải thích: “Thông báo tuyển dụng của UBND TP Hà Nội năm 2015 đã nói rõ sẽ không xét đặc cách với bất kỳ trường hợp nào từ 36 tháng trở lên. Việc này đã được thống nhất từ năm 2014, giáo viên cũng được thông báo kỳ tuyển dụng viên chức năm 2014 là đợt cuối cùng tiến hành xét đặc cách.

Kéo dài thêm 2 tháng chúng tôi cũng không tuyển đặc cách được với các cô. Thẩm quyền quyết định thuộc thành phố, chứ huyện không quyết định được”.

Về “số phận” của 185 cô giáo, lãnh đạo huyện hứa sẽ ưu tiên các cô giáo thuộc diện này vào vị trí… cô nuôi, tất nhiên phải trên cơ sở các cô đáp ứng đầy đủ tiêu trí và có nguyện vọng công tác ở vị trí mới. Hiện, huyện có gần 100 chỉ tiêu cho vị trí này.

Huyền Anh

Năng lượng Mới