Việt Nam nhập siêu gần 1 tỷ USD từ Thái Lan
Số liệu trên được Tổng cục Hải Quan đưa ra trong báo cáo công bố tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam và ASEAN trong 3 tháng đầu năm 2016. Tổng cục Hải quan nhận định: ba tháng đầu năm 2016, Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại gần 1,4 tỷ USD với các nước ASEAN, trong đó thâm hụt nặng nề nhất là Thái Lan và Singapore.
Sau Metro, Nguyễn Kim về tay người Thái, một hệ thống siêu thị bán lẻ tầm cỡ BigC cũng bị họ nuốt trọn. Nguy cơ nhập siêu và thâm hụt thương mại nặng nề với Thái Lan là điều dễ hiểu. |
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2016 của Việt Nam với khu vực ASEAN đạt 9,4 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 4,01 tỷ USD chiếm 10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhập khẩu từ các nước ASEAN đạt 5,39 tỷ USD, và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Số liệu thống kê cho thấy, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN trong quý 1 năm 2016 thâm hụt 1,38 tỷ USD, trong đó các nước có mức thâm hụt lớn nhất là với Thái Lan thâm hụt 982 triệu USD, với Singapore thâm hụt 806 triệu USD, với Malaysia thâm hụt 318 triệu USD ... Các nước có mức thặng dư thương mại lớn nhất là Philippinese thặng dư 331 triệu USD, Campuchia thặng dư 225 triệu USD...
Trong các hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam, nhóm hàng điện thoại và linh kiện điện thoại chiếm 14,8%, tiếp đến là máy móc và sản phẩm vi tính chiếm 8,6%.
Mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 788 triệu USD, xăng dầu các loại đạt 635 triệu USD, gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 137 triệu USD
Trong các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao, có nhiều mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đang tăng mạnh như: hàng điện gia dụng và linh kiện đạt 322 triệu USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với 244 triệu USD; Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 434 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ.
Ô tô tải nguyên chiếc có mức tăng mạnh nhất là 87,6% so với cùng kỳ với kim ngạch đạt 152 triệu USD, chiếm 31,2% kim ngạch nhập khẩu tô nguyên chiếc của cả nước, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan 142 triệu USD, Indonesia 10 triệu USD.
Một diễn biến đáng chú ý trên thị trường Việt Nam vừa qua là lần lượt 3 nhà bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng, thực phẩm và điện máy của Việt Nam đã bị các đại gia Thái Lan mua lại đó là: Hệ thống siêu thị bán buôn Metro, hệ thống siêu thị điện máy - hàng gia dụng Nguyễn Kim; hệ thống siêu thị thực phẩm - hàng tiêu dùng BigC.
Với chiến lược xâm nhập thị trường theo hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) các chuyên gia kinh tế, các thương gia và doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khẳng định: bán lẻ về tay Thái Lan sẽ khiến DN bán lẻ trong nước chia sẻ thị trường, cạnh tranh gay gắt và thua trong cuộc đua khai thác giá trị tiêu dùng hàng tỷ USD của thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, việc các kênh bán lẻ về tay người Thái là cơ hội cho hàng hóa Thái Lan vào Việt Nam qua đường chính ngạch nhanh hơn, nhiều hơn, điều đó đồng nghĩa với nhập khẩu hàng từ Thái Lan vào Việt Nam gia tăng và thâm hụt thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan ngày càng gia tăng và nặng nề hơn.
Nguyễn Tuyền
Dân trí
-
Tăng cường giao thương giữa Việt Nam - Thái Lan
-
Tăng cường cơ hội giao thương giữa Việt Nam - Thái Lan
-
Tin tức kinh tế ngày 6/8: 169 nhà cung ứng dệt may đã trở lại Big C
-
Bức xúc với quyết định của Big C; Vì ai mà dự án Cát Linh - Hà Đông đội vốn?
-
Doanh nghiệp cần chủ động về kênh phân phối sau “lùm xùm” với Big C
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024