Vì sao Việt Nam chưa thể dừng phát triển mới các dự án nhiệt điện than?
Một số tổ chức, đơn vị, một số tỉnh có nhà máy nhiệt điện than đã đề nghị không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới. |
Tháng 2/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi xin ý kiến các bộ ngành và cơ quan liên quan đối với Dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Sau 1 tháng đăng tải lấy ý kiến, đã có nhiều phản hồi, góp ý liên quan đến quy hoạch này. Phía Bộ Công Thương cũng đã đưa ra ý kiến giải trình của đơn vị Tư vấn lập Quy hoạch điện VIII.
Một trong số các góp ý được gửi đến, đó là một số tổ chức, đơn vị, một số tỉnh có nhà máy nhiệt điện than đã đề nghị không phát triển thêm các dự án điện than mới, đặc biệt là trong giai đoạn 10 năm tới.
Thay vào đó là sự ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió. Đồng thời, đề nghị các dự án nhiệt điện than dự kiến trong quy hoạch điện VII điều chỉnh chuyển sang sử dụng LNG. Nguyên nhân được đưa ra là do các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường và không thu xếp được vốn.
Về vấn đề này, đơn vị tư vấn, soạn thảo Dự thảo cho biết: Quy mô các nhà máy nhiệt điện than đưa vào giai đoạn 2021-2035 đều là những dự án chắc chắn xây dựng.
Đây là những dự án đã thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tốt mà không thể loại bỏ, ví dụ: Nhiệt điện Nam Định I, Nhiệt điện Thái Bình II, Nhiệt điện Vũng Áng II, Nhiệt điện Vân Phong I, Nhiệt điện Duyên Hải II....
Theo Ban soạn thảo Dự thảo quy hoạch điện VIII, sau năm 2035, hệ thống vẫn cần tiếp tục phát triển một phần nhỏ nhiệt điện than để đảm bảo tiêu chí an ninh năng lượng, giá điện không tăng quá cao.
Cũng theo đơn vị này, Quy hoạch điện VIII đã yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than xây mới sử dụng công nghệ. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025 chỉ xây dựng công nghệ nhiệt điện than siêu tới hạn trở lên, giai đoạn từ 2025-2035 chỉ xây dựng nhiệt điện than trên siêu tới hạn (USC) trở lên và sau năm 2035 chỉ xây dựng nhiệt điện than trên siêu tới hạn cải tiến (AUSC).
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải với chi phí không quá cao, hệ thống vẫn cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Nếu chọn phát triển nhiệt điện khí LNG thay than thì sự phụ thuộc vào bên ngoài vẫn như vậy và chỉ phụ thuộc vào loại hình khí LNG sẽ làm giảm mức độ an ninh năng lượng.
Ngoài ra, theo đơn vị tư vấn, chi phí sản xuất điện của nguồn điện LNG khá lớn, giá điện sẽ tăng cao hơn nhiều (chi phí hệ thống sẽ tăng khoảng 2 tỷ USD/năm so với kịch bản chọn), không phù hợp với tiêu chí quy hoạch nguồn điện theo chi phí tối thiểu đã đặt ra.
Kịch bản phát triển nguồn điện lựa chọn đã đảm bảo các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính theo các chính sách hiện hành. Nếu phát triển tăng thêm nguồn năng lượng tái tạo, thì chi phí hệ thống sẽ cao hơn (kịch bản tăng năng lượng tái tạo sẽ cao hơn khoảng 1 tỷ USD/năm so với kịch bản chọn), không phù hợp với tiêu chí quy hoạch nguồn điện đặt ra.
Thêm vào đó, công nghệ các nhà máy nhiệt điện than hiện nay đã phát triển và tiến bộ vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo về môi trường. Nồng độ các khí thải sẽ được kiểm soát ở ngưỡng không gây hại đến sức khỏe con người, đơn vị tư vấn Quy hoạch điện VIII nhấn mạnh.
Theo Dân trí
-
Vận hành tin cậy các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo điện trong mùa khô 2024
-
[Video] Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 - Tiền đề cho triển khai các dự án điện than của Petrovietnam
-
[Chùm ảnh] Hiện trạng kênh Ba Bò được chi hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo
-
TP HCM: Chi hơn 600 tỷ đồng cải tạo, con kênh vẫn "ngập" rác thải
-
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Điểm sáng trong bức tranh quy hoạch kênh rạch tại TP HCM
-
Giá dầu hôm nay (25/10): Dầu thô tăng trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 25/10: Nhiều nhà máy lọc dầu ở California cân nhắc đóng cửa
-
Giá xăng dầu tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 24/10
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng
-
Giá dầu hôm nay (24/10): Dầu thô tăng trong phiên