Vì sao tăng giá cước 3G?
Kể từ ngày 16/10, 3 doanh nghiệp lớn Viettel, Mobifone, Vinaphone đã đồng loạt tăng giá cước 3G.
Trước vấn đề này, lãnh đạo Cục đã đặt ra 3 câu hỏi: Có phải đây là quá trình cấu kết, chi phối thị trường hay không? Có phải lạm dụng vị trí để gây thiệt hại thị trường hay không? Đây có phải là hình thức để loại bỏ đối thủ cạnh tranh?
Ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh: “Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, xét thấy sự việc có tính chất vô cùng phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề luật pháp cũng như kỹ thuật. Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công Thương đang phối hợp với Cục Viễn thông – Bộ Thông tin Truyền thông tiến hành xác minh. Phải chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Không phải một sớm một chiều là xong được”.
Mạng 3G tăng giá khiến người dùng phải trả nhiều chi phí hơn
Tại buổi họp báo, Bộ Công Thương cũng cung cấp một số thông tin ngành Công Thương khác như chỉ số CPI 10 tháng chỉ tăng 5,11%; trong đó nhóm hàng thực phẩm chỉ tăng 1,01%, chủ yếu do yếu tố bão lụt miền Trung vừa qua. Những tháng giáp Tết tới, Bộ Công Thương tích cực chỉ đạo để khống chế dịch bệnh tốt, thực hiện phòng chống bão lũ để ghìm giá thực phẩm ổn định, tránh nhiễu động.
Liên quan đến việc giá khí hóa lỏng (LPG), Bộ Công Thương cho rằng, trong nước hiện tại đã sản xuất 70%, chỉ nhập khẩu 30% nên việc giá LPG lên xuống thời gian qua là do tác động yếu tố thị trường. Tức là giá cả mặt hàng này đang vận hành theo cơ chế thị trường. Dư luận băn khoăn là các nhà sản xuất trong nước đã chiếm 2/3 thị phần, sao không tự điều chỉnh giá để ổn định?
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, LPG là mặt hàng bình ổn, nhà nước chỉ quản lý đăng ký kiểm kê giá. Nhưng xét thấy đây là mặt hàng đang hướng tới sự cạnh tranh nên việc giá cả lên xuống (chủ yếu là gas) thời gian qua là hết sức bình thường.
Về nhập khẩu phân bón lậu, ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện Việt Nam có nhu cầu hàng năm khoảng 10 triệu tấn phân bón, trong nước sản xuất được 8 triệu. 9 tháng, Cục Quản lý Thị trường và Chi cục Quản lý Thị trường các tỉnh thành đã thu giữ 3.689 vụ kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng hoặc không có nhãn mác; thu về 10 tỉ đồng tiền phạt và 4 tỉ giá trị phân bón. Thời gian tới, việc đấu tranh với phân bón giả chắc chắc sẽ phức tạp hơn, Bộ Công Thương yêu cầu các chi cục cần tích cực rà soát, kiểm tra các nơi phân phối, kênh phân phối.
Đ. Chính
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11