Vì sao là nước nông nghiệp nhưng vẫn nhập muối, đường?
Theo quy định tại Thông tư 22/2012/TT-BCT quy định về nhập khẩu các mặt hàng muối, đường, trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 với nội dung: Bộ Công Thương phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn muối công nghiệp cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết cho các thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế. Tổng cộng là 102 nghìn tấn muối.
Vì vây là muối công nghiệp, y tế nên theo đánh giá của Bộ Công Thương sẽ không ảnh hưởng đến diêm dân. Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 1,2 triệu tấn muối, chủ yếu là muối ăn.
Ngành Mía đường trong nước gặp khó do đường nhập lậu ồ ạt chảy qua biên giới.
Bộ Công Thương cũng sẽ phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 50.000 tấn đường tinh luyện và đường thô cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và 20.000 tấn đường thô cho thương nhân sản xuất đường để tinh luyện cung cấp phục vụ sản xuất, tiêu dùng.
Phó Vụ trưởng Vụ Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Thị Diệu Hà cho biết thêm, đợt 1 chỉ phân giao 51.000 tấn muối công nghiệp để sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết để sản xuất thuốc. Số còn lại sẽ phân giao vào thời điểm thích hợp để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất muối trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhìn nhận: Những mặt hàng nằm trong hạn ngạch này không được mua bán trao đổi trên thị trường. Các doanh nghiệp khi được phân giao sẽ phải báo cáo hàng tháng, quý lên Bộ Công Thương về tình hình triển khai việc nhận, giao, tiêu thụ hàng hóa. Nếu bên nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên giải thích thêm, là nước nông nghiệp, Việt Nam có đủ khả năng để sản xuất đáp ứng thị trường trong nước các mặt hàng đường, muối. Nhưng đây là cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên Việt Nam phải tuân thủ.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục Trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối cho biết: Hiện nay, ngành Đường trong nước dù sản xuất đạt 1 triệu 356 nghìn tấn trong năm nay nhưng cơ chế giá vẫn còn bất cập. Đường trong nước đang ở mức cao nhưng so với giá thế giới vẫn là thấp nên khi Bộ Công Thương phân giao hạn ngạch nhập khẩu đường, các doanh nghiệp không mặn mà lắm.
Mặt khác, đường lậu khoảng 300 nghìn tấn đang ngày ngày tồn vào Việt Nam. Như vậy, sắp tới, Bộ Công Thương vừa phải làm hai việc khó khăn, đó là phân giao có hiệu quả hạn ngạch đường cho doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát đường nhập lậu.
Đức Chính
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm sang EU
-
Kịch bản cung ứng điện năm 2025
-
Áp thuế GTGT phân bón 5% là hướng đi đúng đắn và cần thiết
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên