Vì sao ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông gắn biển chữ Trung Quốc?
Hà Nội: Xông điện, chuẩn bị chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Chạy thử đường sắt Cát Linh-Hà Đông trong tháng 8 |
Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Những ngày qua, người đi đường nhìn thấy các nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông gắn biển tên. Đáng chú ý, phần chữ Trung Quốc lớn hơn và được đặt phía trên chữ tiếng Việt.
Khi tấm ảnh chụp biển nhà ga xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi tại sao công trình đường sắt của Việt Nam lại gắn biển tên có phần chữ Trung Quốc chiếm quá nửa diện tích.
Biển chữ Trung Quốc xuất hiện ở nhà ga tuyến Cát Linh - Hà Đông. |
Liên quan đến sự việc, ông Vũ Hồng Phương - Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Ban đã kiểm tra và xác định đây là biển tạm thời. Những biển này do đơn vị thi công tự ý gắn, giúp người của đơn vị thi công dễ nhận biết trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, Ban đã yêu cầu Tổng thầu EPC gỡ toàn bộ các biển thông tin trên và yêu cầu không tái diễn việc tự ý gắn biển sử dụng song ngữ tại dự án. Ban Quản lý dự án sẽ có văn bản chấn chỉnh Tổng thầu về vấn đề trên…
Theo ông Phương, về quy chuẩn, tất cả các biển báo trên tuyến sẽ sử dụng Tiếng Việt và Tiếng Anh theo quy chuẩn quốc tế hiện này.
Về tiến độ dự án, người đứng đầu Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, đến nay, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã đóng điện trên toàn tuyến để phục vụ công tác thi công, kiểm tra, vận hành, chạy thử đơn động, liên động cho từng chuyên ngành thiết bị và toàn dự án trong tháng 8 này.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), với 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Dự án do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỉ đồng). Dự kiến đưa vào khai thác năm 2016, nhưng phải điều chỉnh lùi tiến độ đến 2 năm, cuối 2018 mới có thể đưa vào khai thác. Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC. |
Quân Võ
-
Tàu Cát Linh - Hà Đông: Tiếp tục phát vé “0 đồng” đến ngày 21/11
-
Chính thức vận hành thử nghiệm toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông
-
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông “mắc kẹt” vì đại dịch Trung Quốc
-
Hồ sơ an toàn dự án Cát Linh - Hà Đông chưa đạt yêu cầu
-
Yêu cầu thu hồi những khoản “chi sai” tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện