Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Về hiệu quả của doanh nghiệp bảo hiểm

09:13 | 20/06/2011

1,364 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Với tiềm năng quy mô vốn và tài sản lớn, cùng với nỗ lực tái cấu trúc nhằm chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động đầu tư, PVI được kỳ vọng sẽ đạt mức tỉ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với năm 2010.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ, với 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), doanh thu phí bảo hiểm trên toàn thị trường luôn có tốc độ tăng trưởng cao, đạt trên 25%/năm trong vòng 5 năm gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu nhưng tính hiệu quả của thị trường vẫn chưa cao.

Kết thúc năm 2010, trong nhóm 5 DNBH lớn nhất thị trường thì tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Bảo Việt là khả quan nhất, đạt trên 15,6%, trong khi Pjico là doanh nghiệp có chỉ số này thấp nhất với chỉ 7,8%. PTI đứng thứ hai với tỉ suất lợi nhuận trên vốn đạt 11,5%, xếp sau lần lượt là Bảo Minh và Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI).

Trong ba “ông lớn” của bảo hiểm phi nhân thọ thì chỉ có Bảo Việt đạt hiệu quả tốt. Nhưng thực chất tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Bảo Việt cao là do vốn chủ sở hữu của Bảo Việt thấp mà Quỹ Dự phòng nghiệp vụ cao. Vì vậy có thể sử dụng để đầu tư tài chính cũng như gửi ngân hàng, đặc biệt trong tình hình lãi suất tiền gửi cao như hiện nay cũng giúp cải thiện tính hiệu quả.

PVI so với năm trước có tỉ suất lợi nhuận giảm còn Bảo Minh lại tăng lên tương đối và vượt chính PVI về hiệu quả. Điều này là do năm 2010, Bảo Minh đã tập trung chú trọng nhiều hơn vào hiệu quả hoạt động. Đây cũng là lý do vì sao tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc của Bảo Minh năm qua chỉ đạt con số 6%. Về phần mình, Quỹ Dự phòng nghiệp vụ năm 2010 của PVI lại tăng lên nhiều so với năm 2009 (từ 889 tỉ đồng lên 1,187 tỉ đồng), đồng thời thặng dư vốn của PVI cũng đạt tới con số 1,622 tỉ đồng, đây là một ưu thế cạnh tranh của PVI so với các DNBH còn lại trong năm 2011 về khả năng vốn kinh doanh nếu như doanh nghiệp này sử dụng hiệu quả trong hoạt động đầu tư.

Biểu đồ thể hiện tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (đvt: %).

Đối với Bảo Minh, xét riêng tình hình tài chính năm 2011, cũng cho thấy một số rủi ro tiềm tàng, làm cho khả năng sinh lời trong năm 2011 có thể bị ảnh hưởng mạnh. Đó là số tiền phải thu của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) 180 tỉ đồng (từ tiền bán BaoMinh – CMG), khoản phải thu từ ACL2 (Công ty Cho thuê tài chính II) vào khoảng 250 tỉ đồng, trong khi công ty này đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hay như khoản thu nợ 30 tỉ đồng từ Vinashin…, điều này đặt ra cho Bảo Minh yêu cầu phải đẩy mạnh các giải pháp thu nợ để đảm bảo lợi nhuận theo kế hoạch năm 2011.

Xét về khía cạnh tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, mặc dù năm 2010 chỉ tiêu này của các DNBH đều tăng so với năm 2009 nhưng nhìn chung vẫn đang ở mức thấp so với các ngành nghề kinh doanh khác. Trong số các DNBH lớn thì PTI có tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là cao nhất, các doanh nghiệp còn lại có chỉ tiêu này đều như nhau, nằm trong khoảng 5-6%. Trong số các doanh nghiệp này thì chỉ số của PVI không cao là do tổng tài sản của doanh nghiệp này tăng vào khoảng giữa năm sau khi tăng vốn và bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, với tiềm năng quy mô vốn và tài sản lớn, cùng với nỗ lực tái cấu trúc nhằm chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động đầu tư, PVI được kỳ vọng sẽ đạt mức tỉ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với năm 2010.

Câu chuyện về tính hiệu quả xưa nay vẫn là một vấn đề cần cải thiện đối với các DNBH. Mặc dù “sứ mệnh” của ngành kinh doanh bảo hiểm là mang lại sự đảm bảo về mặt tài chính cho khách hàng trước những biến cố, rủi ro nên hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của các DNBH luôn cần đảm bảo tính thanh khoản và tính an toàn cao, song không vì lẽ đó mà bỏ qua tính hiệu quả của đồng vốn. Năm 2011, nhiều DNBH đã tiến hành tăng vốn, điều này một mặt mang lại áp lực kinh doanh lớn cho bộ máy điều hành doanh nghiệp, nhưng mặt khác lại nâng cao tiềm lực tài chính để các DNBH có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nếu như sử dụng tốt đồng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và Quỹ Dự phòng nghiệp vụ. Như trường hợp của PVI đã đề cập ở trên.

Đức Hoàng