Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vape gây hại khôn lường

07:05 | 23/02/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại nhiều tuyến phố trung tâm của thủ đô như Tô Hiến Thành, Triệu Việt Vương, Bà Triệu… không khó nhận ra các quán cà phê, cửa hàng trưng biển “vape” được dân chơi thuốc lá điện tử gọi là “căn cứ”. Không gian nơi đây đặc sệt những khói trắng như… phòng xông hơi, hàng chục bạn trẻ cả nam và nữ đang “nhả khói, phun mây” một cách thích thú giữa tiếng cười nói ồn ào. Trên các kệ gỗ, hàng trăm bộ dụng cụ và các chai dung dịch đủ loại nhãn mác bắt mắt bày la liệt. Tại quầy hàng, các nhân viên thay nhau “châm” vape, hút biểu diễn.

Trào lưu thời thượng

Xuất hiện trên thị trường Việt Nam được vài năm, nhưng phải đến thời gian gần đây, vape (thuốc lá điện tử) thực sự nổi lên như một thú chơi thời thượng. Sản phẩm này được xem như một thiết bị văn minh thay thế thuốc lá truyền thống. Đơn giản, vape nhỏ gọn trong lòng bàn tay nên nó đáp ứng được nhu cầu hút - nhả khói - không độc hại của người chơi. Để mua một điếu vape không khó, bởi mặt hàng này đang được bán rầm rộ tại các cửa hàng, trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Nhiều trang fanpage thu hút cả hàng chục ngàn người theo dõi, chứng tỏ sức “nóng” của thứ thuốc lá này rất mê hoặc giới trẻ.

Ngồi uống cà phê với anh Nguyễn Sơn Tùng - người đã chuyển hẳn sang hút vape thay cho thuốc lá trong một quán chuyên dành cho vaper ở phố Chùa Bộc, nghe anh kể: “Tôi nghiện thuốc lá đã 20 năm, vài năm trở lại đây tôi có ý định muốn cai thuốc lá, qua báo chí tôi biết đến vape. Trước đó, tôi cũng dùng thử kẹo nicotine và miếng dán để dần cai. Thế nhưng cũng chẳng mấy có tác dụng, thậm chí nó khiến tôi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không bao giờ tỉnh táo trong công việc. Tuy nhiên, khi tôi thử dùng vape thay thế thuốc lá thì lại có hiệu quả”.

vape gay hai khon luong

Theo anh Tuấn - chủ cửa hàng cà phê dành cho “vaper”(người hút thuốc lá điện tử), vape rất được giới trẻ ưa chuộng, ngoài thị trường chính là Hà Nội, khách hàng của anh còn ở khắp các tỉnh, thành khác trong cả nước. Anh Tuấn còn cho rằng, hút vape là thể hiện văn hóa, không ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường và những người xung quanh. Tại cửa hàng của anh Tuấn hiện có hàng chục loại dụng cụ hút với mẫu mã đa dạng, kiểu dáng và chất lượng. Vape hoạt động bằng pin sạc, tùy từng loại có thể sạc qua cổng USB hoặc sạc rời. Tất cả đều là hàng xách tay từ nước ngoài, chủ yếu là Canada và Mỹ, giá bán từ hơn 1 triệu đến 5 triệu đồng/bộ, tùy vào công suất hút lớn nhỏ. Đi kèm với đó là các loại tinh dầu mùi khác nhau để phục vụ các “thượng đế”.

Bên cạnh những cửa hàng bày bán công khai trên đường phố, các thiết bị vape giờ đây cũng đã tràn ngập các trang mạng xã hội. Chỉ cần gõ “vape” trên facebook, hàng trăm địa chỉ mua bán các loại vape và phụ kiện sẽ hiện ra với những cái tên như “Bách hóa vape”, “Thiên đường vape”, “Câu lạc bộ mây”…

Nếu như thị trường vape đang tràn ngập các loại hàng khác nhau, thì các loại dung dịch - hay “tinh dầu” theo định nghĩa của dân chơi vape - lại có đủ xuất xứ: từ Mỹ, Pháp, Nga… cho tới Malaysia, Hongkong (Trung Quốc) và đáng chú ý hơn là cả những loại tinh dầu tự pha chế “nội địa”.

Tỏ vẻ là một vaper sành sỏi, anh Sơn Tùng kể: “Ngoại trừ “hàng xách” từ Mỹ, hầu hết các loại tinh dầu, dù được quảng cáo thế nào thì đều có nguồn gốc Trung Quốc. Ngoài xuất xứ, giá tinh dầu còn phụ thuộc nồng độ nicotine (3mg, 6mg và 12mg). Giá tinh dầu dán nhãn Mỹ luôn ở mức cao nhất, khoảng 400-600 nghìn đồng cho một chai dung tích 30ml. Thấp hơn lần lượt là các loại tinh dầu Pháp, Nga, Malaysia, Hongkong (Trung Quốc)… rồi tới loại “tự chế”, chỉ 100-200 nghìn đồng một chai dung tích 30ml mà giới vaper gọi là “băm”.

Phần lớn các tay chơi “sành điệu” sử dụng tinh dầu “ngoại nhập”, nhưng cũng có không ít những vaper thích “băm” dung dịch tự chế. “Trên thị trường có đủ loại tinh dầu: từ vị táo, chanh cho tới bánh ngọt, sữa chua, rồi mùi cà phê, xì-gà… chỉ cần mua về rồi pha chế với công thức đơn giản có đầy trên internet, có thể tự chọn nồng độ nicotine với các hàm lượng 3mg, 6mg, thậm chí 12mg” - Sơn Tùng tỏ vẻ sành sỏi nói.

Như trường hợp của anh Tùng thì đây đúng là phương pháp để… cai thuốc lá. Tuy nhiên, để “chơi” vape cũng rất tốn kém. Mua một thiết bị người hút phải bỏ ra 1-5 triệu đồng, ngoài ra người hút nhiều có thể hết 1, 2 chai hương liệu có giá khoảng 500.000 đồng trong vòng 1 tuần.

Nguy cơ ung thư gấp 10 lần

Vape ra đời với mục đích rất tốt là để giúp người nghiện thuốc lá cai nghiện. Tuy nhiên, việc sử dụng vape có thực sự tốt cho sức khỏe và không gây ung thư hay không?

“Nói không có hại là không đúng. Chỉ khi nào không hút mới không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì trong tinh dầu chứa nhiều nicotine là chất gây nghiện, hơn nữa với hàm lượng rất cao”. Anh Tuấn - chủ cửa hàng bán vape phân tích.

Theo tìm hiểu, đa phần vape được bán tại Việt Nam đều là hàng lậu, chủ yếu là hàng Trung Quốc vì giá thành nhập về rẻ, dễ nhập hàng. Do vậy không được kiểm soát chất lượng mà lại được bán tràn lan, trôi nổi trên mạng, các cửa hàng nhỏ lẻ. Được biết, trong năm 2016 Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác đã thu giữ và xử phạt nhiều điểm, cá nhân buôn bán mặt hàng này vì không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Đầu năm mới, ngày 17-1, Tạp chí Consumerist đăng tin một người đàn ông ở tiểu bang Idaho (Hoa Kỳ) tên là Andrew Hall đã phải vào viện vì điếu vape phát nổ trong miệng khi anh đang sử dụng. Trên trang facebook cá nhân, anh Andrew chia sẻ: “Tôi hút thuốc lá điện tử khoảng một năm nay. Tôi xin đảm bảo đã không thao tác gì sai. Từ khi mua thiết bị này tôi luôn làm theo hướng dẫn của cửa hàng. Việc thay pin cũng do cửa hàng đảm nhận. Nhưng cuối cùng nó lại nổ tung. Tôi đã mất 7 chiếc răng, bị bỏng cấp độ 2 trên mặt và khoang miệng. Khắp trong miệng là những thứ lổn nhổn từ nhựa, răng và các vật thể khác”.

Theo kết quả của công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí y khoa New England, những người thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với những người hút các loại thuốc lá thông thường. Các nhà khoa học thuộc Đại học Portland đã tiến hành kiểm tra lượng chất formaldehyde, một chất khí không màu do thuốc lá điện tử tạo ra khi đốt nóng chất lỏng chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại có khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản thi hài. Theo các chuyên gia, cứ 3ml chất lỏng được đốt nóng sẽ tạo ra 14mg chất formaldehyde.

Với người thường xuyên hút 1 bao thuốc/ngày, lượng formaldehyde “nạp” vào cơ thể lên đến 3mg/ngày. Với liều lượng như vậy, nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc lá điện tử lâu năm sẽ cao từ 5-15 lần so với những người nghiện thuốc lá thường. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng đưa ra kết luận, thuốc lá điện tử chứa lượng chất gây ung thư cao gấp 10 lần so với các loại thuốc hút thông thường. Giới khoa học Mỹ cũng từng khẳng định thiết bị này không thực sự giúp người nghiện cai thuốc.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm bán và sử dụng thuốc lá điện tử. Ngay trong cộng đồng ASEAN, Thái Lan và Singapore đã cấm mặt hàng này. Còn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chính phủ các nước cần có quy định cấm bán thuốc lá điện tử cho trẻ vị thành niên…

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế cần vào cuộc để đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, từ đó đề xuất lên Quốc hội để có biện pháp quản lý mặt hàng này.

Tuyết Kỳ