Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vai trò bí mật của quân đội Trung Quốc trong gián điệp mạng

07:11 | 01/10/2015

1,796 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trung Quốc đang vận hành hàng nghìn công ty thuộc quân đội làm bình phong tại Hoa Kỳ chỉ để dành riêng cho hoạt động mờ ám.  
vai tro bi mat cua quan doi trung quoc trong gian diep mang Mỹ lại tố Trung Quốc gián điệp mạng

Quân đội thao túng nền kinh tế

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động lấy cắp thông tin. Lực lượng quân đội của quốc gia này được yêu cầu phải tự trang trải một phần chi phí của mình. Nhiều thập kỷ qua, nhờ tập trung gây dựng các nguồn tiền mặt bên ngoài, các lãnh đạo quân sự luôn nằm trong hàng ngũ những người quyền lực nhất tại Trung Quốc.

Theo cuốn sách có tiêu đề “China’s Economic Dilemmas in the 1990s: The Problems of Reforms, Modernization, and Interdependence” (tạm dịch “Tình thế lưỡng nan của kinh tế Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỷ trước: Các vấn đề về Cải cách, Hiện đại hóa, và Tương thuộc”) của William Triplett, cựu cố vấn trưởng cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, PLA chủ yếu phải dựa vào các nguồn lực bên ngoài để tiến hành các chương trình nghiên cứu và phát triển của mình.

vai tro bi mat cua quan doi trung quoc trong gian diep mang
Quân đội Trung Quốc được cho là đứng sau nhiều hoạt động tin tặc, gián điệp mạng

Tác giả của cuốn sách cho biết: “Ngân sách nhà nước chỉ đóng góp 70% chi phí hoạt động trong việc duy trì quân đội. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải tự trang trải phần còn lại và tìm các nguồn tiền bổ sung cho việc hiện đại hóa”.

Cũng giống như các mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, ranh giới giữa quân đội và nhà nước, cũng như quân đội và tư nhân là rất mong manh.

Có rất nhiều quan chức cấp cao trong quân đội Trung Quốc đồng thời giữ các vị trí cao cấp trong các công ty nhà nước và nhiều người trong số các cá nhân này cũng lại giữ vị trí cấp cao trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong một báo cáo ngày 25-9-2014 của Quỹ Jamestown, dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, “một số lượng lớn chưa từng có các cán bộ cấp cao từ “mê cung” “Quân - Công - Hàng - Thiên” (quân sự - công nghiệp và không gian - công nghệ) đã được cơ cấu vào các vị trí cấp cao trong các cơ quan của Đảng và chính quyền, hoặc được chuyển giao cho các đơn vị hành chính khu vực”.

Trong những năm cuối thập niên 90, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tiến hành cải cách hệ thống quản lý trong bối cảnh các công ty lớn ở Trung Quốc hầu hết nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, những thay đổi mà Giang Trạch Dân đã thực hiện chỉ đơn thuần là chuyển dịch quyền kiểm soát từ quân đội sang bàn tay của những người phụ trách các công ty này.

Ông William Triplett mô tả: “Họ đã ngồi cùng nhau như trong phim “Bố già” (The Godfather) và cùng bàn thảo: ‘Ông sẽ phụ trách các bến cảng và tôi sẽ lo các khoản vay nặng lãi’”.

Các “cải cách” về cơ bản chỉ là chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quân đội sang nhà nước, đồng thời vẫn cho phép các sĩ quan quân đội và các quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản duy trì phần lớn cổ phần trong các công ty và đảm bảo duy trì vị thế cho họ ngay cả khi sự nghiệp quân sự của họ kết thúc.

Trong một bài phát biểu năm 2005, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về chính sách bảo mật công nghệ và nhân bản Mỹ khi đó là bà Lisa Bronson cho biết, quân đội Trung Quốc đã duy trì vận hành “đâu đó từ 2.000 đến 3.000 công ty ở Hoa Kỳ làm bình phong và lý do duy nhất khiến chúng tồn tại là để săn lùng, khai thác công nghệ của Mỹ”.

Còn theo một báo cáo năm 2010 của Cơ quan Giảm thiểu đe dọa quốc phòng của Mỹ, Cựu phó giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về chống phản gián cho hay, Trung Quốc vận hành hơn 3.200 công ty thuộc quân đội làm bình phong tại Hoa Kỳ chỉ để dành riêng cho hoạt động tình báo.

Vai trò của Nhà nước

Bắc Kinh cũng có những chỉ dẫn chiến lược đối với hệ thống trộm cắp này.

Dự án 863 (còn được gọi là “chương trình 863”) được cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào tháng 3-1986. Theo một báo cáo năm 2011 của Văn phòng Điều hành phản gián Quốc gia của Mỹ thì dự án này “tài trợ và hướng dẫn cho các nỗ lực để có được bí mật công nghệ và các thông tin kinh tế nhạy cảm của Mỹ”.

Ban đầu Dự án 863 hướng mục tiêu đến 7 ngành công nghiệp: công nghệ sinh học, hàng không, công nghệ thông tin, công nghệ laser, vật liệu mới và năng lượng. Nó đã được cập nhật vào năm 1992 để thêm vào ngành viễn thông và tiếp tục được cập nhật năm 1996 để thêm vào ngành công nghệ hàng hải.

Tuy nhiên, theo như cuốn “Tình báo Công nghiệp của Trung Quốc”, các chương trình chính thức của Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho hành vi trộm cắp thông tin ở nước ngoài không chỉ hạn chế trong Dự án 863. Nó còn bao gồm “Chương trình Ngọn đuốc” xây dựng các ngành công nghiệp thương mại công nghệ cao, chương trình 973 tập trung vào nghiên cứu, chương trình 211 “đổi mới” các trường đại học và “vô số các chương trình thu hút các học giả được đào tạo ở phương Tây “quay trở về” cống hiến cho Trung Quốc.

Các tác giả lưu ý: “Mỗi một chương trình như thế luôn mong đợi sự hợp tác cũng như các công nghệ của nước ngoài để khỏa lấp những thiếu sót then chốt”, đồng thời cho biết thêm rằng họ khuyến khích các chuyên gia được đào tạo ở phương Tây hãy trợ giúp cho sự phát triển công nghệ của Trung Quốc bằng cách quay trở về ”, hoặc “phục vụ tại chỗ” bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết mà họ thu nhận được khi làm việc với người phương Tây.

Các tác giả trích dẫn một văn kiện của Chính phủ Trung Quốc, trong đó khẳng định rằng, Dự án 863 duy trì một thư viện bao gồm 38 triệu bài viết mã nguồn mở trong gần 80 cơ sở dữ liệu chứa đến “hơn 4 terabyte thông tin được lượm lặt từ các ấn bản, các báo cáo quân sự và các bộ tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật, Nga, và Anh”.

Bí mật của con số “61”

Đứng đằng sau hệ thống này là một bộ máy điều hành, đồng thời là một nguồn sức mạnh then chốt của Trung Quốc. Một số nguồn tin đã tiết lộ một tổ chức kín ẩn sâutrong quân đội Trung Quốc.

Theo một nguồn tin giấu tên từng làm việc tại một trong những cơ quan tình báo nòng cốt của Trung Quốc, một trong những tổ chức quyền lực nhất đứng đằng sau hoạt động gián điệp về kinh tế Viện Nghiên cứu 61, trực thuộc Tổng cục 3 của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc.

 Ở Trung Quốc, ảnh hưởng và các mối liên hệ là chìa khóa mang lại quyền lực và người được cho là lãnh đạo Viện Nghiên cứu 61 - ông Vương Kiến Tân, có những mối quan hệ rất uy thế.

Ông ta là con của Vương Chấn, người tiên phong trong hoạt động tình báo tín hiệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông - người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Vương Chấn có 5 con trai, tất cả đều được cho là đang nắm giữ những cương vị rất quyền lực tại Trung Quốc.

Một người con khác của ông Vương Chấn được cho là Cục phó Cục Cảnh vệ Trung ương, một tổ chức gồm những cảnh vệ cho các lãnh đạo hàng đầu trong khu phức hợp Trung ương Đảng tại Trung Nam Hải. Vương Lợi Lợi, cháu trai của ông Vương Chấn, hiện đang là Giám đốc điều hành (CEO) của một trong những công ty tài chính hàng đầu Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết “Gia đình này đã kiểm soát tất cả mọi thông tin liên lạc”, đồng thời lưu ý rằng chính điều ấy, cùng với những mối quan hệ khác của họ, đã cho họ quyền lực rất lớn trong quân đội Trung Quốc.

Cụ thể là, nguồn tin cho biết Vương Kiến Tân chỉ huy các tin tặc quân đội trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc. Ông còn cho biết con số “61” đứng trước tên của rất nhiều đơn vị tin tặc Trung Quốc ám chỉ đến Viện Nghiên cứu 61.

Tên gọi của rất nhiều đơn vị tin tặc nổi tiếng tại Trung Quốc được bắt đầu bằng số “61”. Có ít nhất 11 đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục 3, có ký hiệu “61”, theo một báo cáo của Dự án Viện 2049. Trong số các đơn vị có ký hiệu “61” có “Đơn vị 61.398”, là đơn vị có 5 tin tặc đã bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố vào năm 2014.

Các tuyên bố của nguồn tin này không thể được kiểm chứng độc lập. Tuy nhiên, một khách hàng của BlackOps Partners Corporation, công ty chuyên về phản gián và bảo vệ bí mật thương mại cho 500 công ty lớn nhất Mỹ trên danh sách của tạp chí Fortune cho biết, ông cũng lo ngại đến an nguy của bản thân khi nhắc đến tổ chức này, mặc dù ông có biết về nó.

Ông nói, Viện Nghiên cứu 61 có trụ sở tại quận Hải Điến, Bắc Kinh. Và dựa vào kinh nghiệm bản thân, ông khẳng định Viện Nghiên cứu 61 là một trong những trung tâm quyền lực chính của Trung Quốc.

Theo Triplett, cơ cấu quyền lực của Trung Quốc là tách biệt với cơ cấu tổ chức của nó. Nói cách khác, có những đơn vị quân đội mặc dù trên cơ cấu tổ chức thì đứng dưới vài bậc nhưng lại có nhiều quyền lực hơn những đơn vị có cấp bậc cao hơn.

“Về cơ bản, bạn nhìn vào sơ đồ tổ chức và nghĩ chúng ngang nhau, nhưng không phải thế”, Triplett nói.

Ông cho biết thêm, trong những năm 1980, 1990, một trong những đơn vị quân đội có quyền lực nhất Trung Quốc là Tổng cục 2 thuộc Bộ Tổng tham mưu, là đơn vị thực hiện các hoạt động tình báo sử dụng con người (HUMINT).

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự tập trung lớn vào không gian ảo ngày nay, có khả năng quyền lực đang dần chuyển sang Tổng cục 3, là đơn vị điều hành hoạt động tình báo tín hiệu (SIGINT) và tin tặc quân đội.

 

Linh Phương

Năng lượng Mới 461