Ucraine đứng trước lựa chọn: đàm phán trung chuyển khí với ai?
Naftogaz đứng trước lựa chọn, vậy Ucraine sẽ đàm phán với ai, Mỹ, Đức hay Nga. Người đứng đầu Naftogas Yuriy Vitrenko nói rằng “không thấy có nhiều ý nghĩa trong các cuộc đàm phán với Đức về việc gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt của Nga sau năm 2024”. Trong một cuộc phỏng vấn với “Radio Liberty”, Ông Vitrenko nói: “Thật không may, không có cuộc đàm phán nào với Nga. Và các cuộc đàm phán với chính phủ Đức về việc gia hạn hợp đồng với Gazprom cũng không thích hợp. Cần phải tiến hành các cuộc đàm phán này với chính Gazprom”.
Đồng thời, Vitrenko nói thêm rằng Naftogas cần đàm phán song song với cả Gazprom và với các công ty Châu Âu, nơi tiếp nhận khí. Tổng giám đốc Naftogas nhấn mạnh họ quan tâm tới nhu cầu của Châu Âu chứ không chỉ riêng Gazprom, và cần Châu Âu đặt dung lượng khí qua đường ống ngay từ bây giờ chứ không phải sau năm 2024. Điều đó thật dễ hiểu khi Đức đã trở thành chỗ dựa của Ucraine trong cuộc đàm phán bảo vệ quyền lợi của Ucraine với tư cách là quốc gia trung chuyển khí đốt từ Nga tới Châu Âu.
Naftogaz và Gazprom vào ngày 30 tháng 12 năm 2019 đã ký hợp đồng vận chuyển khí trong 5 năm. Khối lượng khí được đảm bảo tối thiểu theo chương trình "Bơm hoặc trả tiền" là 65 tỷ mét khối khí trong năm đầu tiên và 40 tỷ mét khối mỗi năm trong bốn năm tiếp theo. Theo hợp đồng vận chuyển khí 5 năm, Ukraine sẽ nhận được hơn 7 tỷ USD. Năm 2020, 55,8 tỷ m3 khí đốt của Nga được vận chuyển qua lãnh thổ nước này tới EU, đây là con số thấp nhất trong vòng 7 năm.
Chủ tịch điều hành của Gazprom, Alexey Miller, gần đây đã tuyên bố rằng Gazprom đã sẵn sàng vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau năm 2024. Ông nhấn mạnh rằng Gazprom luôn sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí, dựa trên tính khả thi về kinh tế và điều kiện kỹ thuật của hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine.
Thỏa thuận đạt được giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp thượng đỉnh tháng 7 vừa qua cho phép Nga hoàn thành đường ống Nord Stream 2, đổi lại, Ukraine sẽ được đảm bảo hoàn trả phí vận chuyển khí đốt mà nước này bị mất do dòng khí đốt không đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine đến năm 2024. Đức và Mỹ cam kết các lệnh trừng phạt sẽ được xem xét áp dụng lại nếu Nga sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị, có hành động mạnh mẽ nếu Nga sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 để gây hại cho Ukraine hoặc các nước Đông Âu khác.
Elena
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Tin Thị trường: Giá dầu giảm sốc phiên đầu tuần
-
Giá vàng hôm nay (28/10): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Giá dầu hôm nay (28/10): Bất ngờ giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Liên minh Châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp thuế quan xe điện