Ụ nổi 83M "ngốn" 1 tỉ đồng mỗi tháng
>> Mai Văn Phúc "chối" không nhận tiền sau thương vụ ụ nổi 83M
>> Sao tòa sợ báo chí đến thế...?
>> Dương Chí Dũng lấy tiền của vợ mua nhà tặng bạn gái ?
Tại phiên xét xử Dương Chí Dũng và đồng bọn, ông Lê Triêu Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đại diện nguyên đơn dân sự trong vụ án cho biết, chúng tôi đã xin phép bán thanh lý ụ nổi 83M để thu hồi lại tiền vì phương án sửa chữa khai thác không còn khả thi. Thế nhưng cơ quan điều tra cho biết, phải chờ vụ án được xét xử xong. Hiện ụ nổi 83M đang được bàn giao cho Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, neo đậu ở cảng Gò Dầu. Chi phí bến bãi, bảo vệ mỗi tháng mất khoảng 1 tỉ đồng/ tháng.
Cục trưởng Trịnh Ngọc Giao trả lời tại phiên tòa.
Là đại diện nguyên đơn, ông Lê Triêu Thanh đã được chủ tọa phiên tòa giải thích về quyền được yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại, mà thực chất đây là thiệt hại của Nhà nước. Tuy nhiên, trả lời trước tòa, vị đại diện phía bị hại khẳng định: “Thiệt hại bao nhiêu do tòa quyết định, chúng tôi sẽ tuân thủ phán quyết của Hội đồng xét xử”.
Cũng trong buổi xét xử này, Hội đồng xét xử cũng triệu tập đại diện Bộ Giao thông Vận tải để làm rõ về trách nhiệm của Bộ với tư cách là cơ quan chủ quản của Vinalines trong việc quản lý cán bộ, quản lý doanh nghiệp cũng như trách nhiệm trong việc mua ụ nổi.
Về vấn đề này, đại diện Bộ Giao thông Vận tải khẳng định: “Vinalines là Tổng Công ty 91, là loại doanh nghiệp do Chính phủ quản lý nên quyền thanh tra, kiểm tra là của Thanh tra chính phủ, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải không có quyền vào thanh tra. Bộ Giao thông Vận tải chỉ quyền quản lý, giám sát về mặt quản lý Nhà nước”.
Nói về việc Vinalines mua ụ nổi 83M, vị đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, trách nhiệm thuộc về phía Vinalines. Vinalines là chủ đầu tư mua ụ nổi thì Bộ Giao thông Vận tải không có quyền can thiệp.
Bị cáo Lê Văn Dương.
Thế nhưng khi Hội đồng xét xử hỏi về việc, vì sao Bộ Giao thông Vận tải vẫn có văn bản đồng ý để Vinalines mua ụ nổi khi Tổng Công ty này gửi văn bản báo cáo, đề xuất. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải lại trả lời rằng, Vianlines gửi văn bản thì chúng tôi trả lời họ thôi. Việc phúc đáp này cũng là bình thường.
Cũng tải phiên xét hỏi này, ông Trịnh Ngọc Giao - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, hiện nay, việc giám định kỹ thuật ụ nổi vẫn chưa có văn bản hướng dẫn mà chỉ có hướng dẫn về giám định tàu biển. Việc giám định ụ nổi phụ thuộc vào kinh nghiệm của kỹ thuật viên.
“Ụ nổi không phải là tàu biển nên trong việc giám định ụ nổi 83M là việc làm dịch vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Khi giám định, kỹ thuật viên chỉ được phản ánh tình trạng hiện tại một cách trung thực nhất. Còn việc Vinalines mua ụ nổi thì đơn vị này chỉ cần một đơn vị giám định độc lập là có thể mua ụ nổi. Nếu mua tàu biển cũ mới cần phải có ý kiến của Đăng kiểm Việt Nam. Ụ nổi không phải tàu biển do vậy việc báo cáo giám định của bị cáo Lê Văn Dương cũng chỉ là một yếu tố để Vinalines tham khảo mua hay không mua. Việc mua hay không là của chủ đầu tư không phải của Đăng kiểm Việt Nam” – ông Trịnh Ngọc Giao nói.
Thế nhưng khi luật sư hỏi, vụ nổi không phải tàu biển thì Cục Đăng kiểm Việt Nam khi đăng kiểm có căn cứ vào niên hạn hay không. Cục trưởng Trịnh Ngọc Giao khẳng định là không. Khi đăng kiểm ụ nổi có quy phạm đăng kiểm của ụ nổi. Quy phạm phụ thuộc vào yếu tố nơi hoạt động và môi trường.
T.Minh
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí