Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tưng bừng hội rước pháo làng Đồng Kỵ

16:51 | 03/02/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Giáp Ngọ), phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh lại tưng bừng tổ chức Lễ hội rước pháo để cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ năm nay gồm 2 phần chính: Lễ rước pháo và rước ông Đám. Hai quả đại pháo và tràng pháo được người dân Đồng Kỵ trạm đúc tinh xảo với biểu tượng Long - Phụng chào đón xuân  được rước từ nhà truyền thống và đặt trang trọng ở sân đình trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.

Nhiều năm trước, lễ hội pháo Đồng Kỵ kéo dài cả tuần lễ; tuy nhiên, những năm trở lại đây, lễ hội được đơn giản hóa, thu gọn trong 3 ngày mùng 4, mùng 5 và mùng 6 Tết. Trọng tâm lễ hội là ngày mùng 4 Tết.

Trong ngày này, tưng bừng nhất là tục rước pháo; bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như: thi hát quan họ, thi chọi gà, vật dân tộc, thi cờ tướng… phục vụ du khách chơi hội.

Theo như thần phả, thần tích mà làng còn giữ lại, Thành Hoàng làng là Thiên Cương đế thượng đẳng thần. Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 6, tướng Thiên Cương sau khi đánh dẹp giặc Xích Quỷ trở về lại gặp nạn giặc Ân sang xâm chiếm nước ta.

Vì ngài cùng với Thánh Gióng có công đánh đuổi giặc Ân nên khi trở về, làng bèn mở hội khao quân. Trong hội khao quân có đốt pháo làm vui nên từ đó trở đi tập tục này vẫn được dân làng Đồng Kỵ duy trì cho đến ngày nay.

Chùm ảnh về lễ rước pháo làng Đồng Kỵ xuân Giáp Ngọ:

Hai đầu pháo được trang trí hình ngôi sao 5 cánh và mặt trống đồng, rực rỡ với hình tứ linh: Long - Ly - Quy - Phượng

Hình Phụng trên thân quả pháo

Tương tự, mỗi tràng pháo cũng có tràng nhất tràng nhị và được 30 người thay phiên nhau rước.

Các thanh niên trai tráng trong làng được chọn để rước pháo

Do không được phép đốt pháo nên các đội sẽ khuấy động không khí bằng cách hô "Mừng tràng (quả) nhất (nhị)", ngay sau tiếng hô này, tất cả những người còn lại sẽ nhảy lên và hét lớn thay tiếng pháo.

Trước đây, 2 quả pháo được làm bằng sắt, nhưng vài năm nay đã được thay thế bằng pháo gỗ được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rồng phượng tinh xảo.

Pháo được rước vào sân đình.

Trong khi các cụ làm lễ, đám thanh niên trai tráng các làng được tập hợp lại để rước tràng và quả về gian đình. Cởi trần và chít khăn đỏ quanh lưng, họ khuấy động không khí bằng những tiếng hô lớn thay cho tiếng pháo. Sau khi kết thúc lễ tế, đám thanh niên hò hét, xông vào điện thờ bồng bế 4 quan đám ra sân đình.

Nguyễn Hoan