Trung Quốc lên tiếng về nhóm điều tra Covid-19 giai đoạn 2 của WHO
WHO nói về "cơ hội cuối cùng" tìm ra nguồn gốc Covid-19 |
WHO: Không thể xóa sổ Covid-19 |
Các nhân viên làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc), nơi trở thành tâm điểm của giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm (Ảnh: AFP). |
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi WHO tuân thủ cách tiếp cận "khoa học và có mục tiêu" khi chuẩn bị kích hoạt giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19.
Ông Triệu cho biết, Trung Quốc hy vọng các bên tham gia vào cuộc điều tra sẽ "có thái độ khách quan, khoa học, có trách nhiệm, tuân thủ quan điểm toàn cầu, thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống dịch và truy nguồn gốc đại dịch toàn cầu".
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nói thêm, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ và tham gia truy tìm nguồn gốc Covid-19, song "kịch liệt phản đối thao túng chính trị dưới bất cứ hình thức nào".
Những bình luận trên được đưa ra sau khi WHO hôm 14/10 công bố danh sách đề xuất 26 chuyên gia vào nhóm cố vấn phụ trách điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19 (hay còn gọi là SAGO). SAGO gồm chuyên gia, nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ nhiều nước, trong đó có 6 chuyên gia quốc tế từng là thành viên nhóm điều tra giai đoạn một.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cho phép nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19. Sau chuyến điều tra kéo dài khoảng một tháng, nhóm chuyên gia đưa ra 4 giả thuyết. Giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây đại dịch lây sang người từ vật chủ trung gian là các động vật như dơi được cho là "nhiều khả năng nhất". Ngược lại, giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm "rất khó xảy ra".
Nhóm chuyên gia nhấn mạnh vẫn cần mở rộng điều tra để xác định nguồn gốc chính xác của virus. Ông Mike Ryan, Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng điều tra giai đoạn hai có thể là "cơ hội cuối cùng" để giải mã nguồn gốc đại dịch.
Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, lưu ý vẫn còn hàng chục nghiên cứu đề xuất nữa cần thực hiện và có thể phải tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc một lần nữa.
Về phía Trung Quốc, giới chức nước này tuyên bố, tất cả các cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 trong tương lai cần phải dựa trên nền tảng kết quả điều tra giai đoạn một. Bắc Kinh cũng cho rằng, giai đoạn tiếp theo của điều tra cần tập trung vào những nơi khác thay vì Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Mỹ và một số nước đồng minh "chính trị hóa" một vấn đề khoa học.
Tuy nhiên, giới phê bình nói rằng, báo cáo điều tra giai đoạn một bị ảnh hưởng do sự thiếu minh bạch của Trung Quốc. WHO đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc chia sẻ đầy đủ dữ liệu thô về giai đoạn đầu bùng dịch, bao gồm dữ liệu về các ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.
Theo Dân trí
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Kỳ cuối: Ứng dụng thực tiễn của động cơ lượng tử
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới