Trung Quốc đổ xô tích trữ, mua 50% dầu thô của Việt Nam
Cụ thể, theo số liệu mới được Tổng cục Hải quan công bố, hết 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu được hơn 3,4 triệu tấn dầu thô, kim ngạch ước đạt 1,15 tỷ USD, tăng hơn 27% về lượng nhưng lại giảm hơn 18% về giá trị bán ra.
Trung Quốc tăng cường mua các loại năng lượng để tích trữ nhằm chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng nóng của nước này và đối phó với nhiều nguy cơ khủng hoảng năng lượng trên thế giới (Ảnh minh họa) |
Cùng kỳ năm trước, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam chỉ ghi nhận đạt 2,7 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD.
Bình quân, dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 8 tháng năm 2020 chỉ đạt gần 340 USD/tấn, trong khi đó, cùng kỳ năm trước là giá bình quân là gần 520 USD/tấn. Trong khi dầu thô khai thác tăng 700.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá bán ra đã giảm hơn 180 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, thị trường nhập khẩu lớn dầu của Việt Nam thời gian qua là Trung Quốc, cụ thể theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng qua Trung Quốc đã nhập hơn 1,68 triệu tấn dầu thô của Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường khác.
Lượng dầu Trung Quốc mua của Việt Nam cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước khi đạt 850.000 tấn, chỉ bằng một nửa so với lượng dầu thô mua 8 tháng đầu năm nay.
Kim ngạch dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc 8 tháng qua đạt 552 triệu USD, bình quân khoảng 328 USD/tấn, thấp hơn so với bình quân chung. Cùng kỳ năm trước, trong khi đó, bình quân giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 8 tháng năm 2019 đạt hơn 500 USD/tấn.
Hai đối tác nhập vài trăm nghìn tấn dầu thô của Việt Nam là Thái Lan với hơn 720.000 tấn, Nhật Bản với hơn 230.000 tấn, kim ngạch hơn 76 triệu USD. Giá dầu thô xuất khẩu đi các thị trường này cũng thấp, chỉ khoảng 310 đến 330 USD/tấn, mức giá khá thấp so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, Trung Quốc và Mỹ đang trong cuộc đối đầu thương mại dai dẳng, nhiều nguồn tin cho biết nước này đã có kế hoạch tích trữ các hàng hóa chiến lược trong nhiều năm trước để đối phó với các thách thức của sự tăng trưởng nóng và các nguồn lực khan hiếm.
Mới đây, hãng Nikkei Nhật Bản đưa tin bắt đầu từ tháng 7/2020, các tàu chở dầu của Iran cập cảng tại Quảng Đông - Trung Quốc để cung cấp lượng lớn dầu thô cho các kho dự trữ của Trung Quốc.
Ngoài ra, gần đây các tàu chở dầu xuất phát từ Iran đã nhiều lần cập cảng Trung Quốc trong tháng 8 và dự kiến sẽ hoạt động nhộn nhịp trong tháng 9 này. Theo số liệu chính thức được công bố, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 32 triệu tấn dầu thô, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc Trung Quốc tăng cường dự trữ dầu thô diễn ra trong bối cảnh lo ngại về tác động tiềm tàng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và những căng thẳng với Mỹ khiến nước này có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các loại hàng hóa mà Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Bắc Kinh muốn giữ mức dự trữ cao nhằm tránh tình trạng thiếu hụt, gây xáo trộn trong nước.
Ngoài dầu mỏ, Trung Quốc cũng tăng cường mua các loại đất hiếm, coban, ngoài ra nước này còn tích trữ nhiều bông, đậu nành và ngô trước thương chiến với Mỹ đã và đang lan rộng trên nhiều ngành, lĩnh vực.
Theo Dân trí
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Apple bị “soán ngôi” công ty giá trị nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh