Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Toàn cảnh "Hội nghị Diên Hồng" Chính phủ với doanh nghiệp

08:26 | 29/04/2016

1,238 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 29/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
truc tiep thu tuong chu tri hoi nghi dien hong voi doanh nghiep

8.00’ Hội nghị bắt đầu. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.

Cùng dự hội nghị còn có: Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm; các đại biểu: Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương... và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước…

CHÍNH PHỦ LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

Phát biểu khai mạc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được đón các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam dự hội nghị.

Nhắc lại thời điểm này 40 năm trước đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thống nhất đất nước. Thực hiện di nguyện của Bác Hồ, thống nhất phải xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, trong đó có vai trò quan trọng đặc biệt của doanh nghiệp. 

Thời gian qua, dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên thực tiễn vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, Chính phủ mong muốn lắng nghe doanh nghiệp phản ánh những khó khăn vướng mắc, hiến kế, góp ý để Chính phủ cùng các cơ quan liên quan tháo gỡ.

truc tiep thu tuong chu tri hoi nghi dien hong voi doanh nghiep
Hội nghị đưa ra thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới cách lãnh đạo. Chính phủ và các cơ quan bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Vì vậy phải tháo gỡ mọi rào cản, chống tiêu cực, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tinh thần lớn nhấn là “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế” - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng đề nghị đại biểu phát biểu ngắn gọn, thẳng thắn, thiết thực, trực tiếp về những khó khăn, vướng mắc, bức xúc và đề xuất kiến nghị, giải pháp cụ thể để cùng tháo gỡ rào cản để phát triển. (Tại điểm cầu TPHCM mời 500 tại hội trường đã lên đến 1000 người, cùng với các đầu cầu khác lên tới hơn 10.000 đại biểu).

Thủ tướng nhấn mạnh kết quả của hội nghị phải tạo ra niềm tin mới để mọi người dân, để doanh nghiệp hăng hái sản xuất, kinh doanh, phát triển.

DOANH NGHIỆP TRẢI LÒNG, HIẾN KẾ VỚI THỦ TƯỚNG

8.10’: Thay mặt cộng đồng DN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiến kế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và bình đẳng; kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Giảm lãi suất tín dụng ngay ngày mai

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, trước thềm hội nghị này, VCCI đã có báo cáo gần 200 trang về thực trạng và giải pháp kiến nghị với Thủ tướng và các bộ ngành. Theo đó, 5 năm tới nên được xác định là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển DN.

VCCI thay mặt cộng đồng DN đề nghị Chính phủ ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển DN cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển DN.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng theo định hướng chính sách đó, có hai việc cần làm ngay. Thứ nhất, phải có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức để bảo đảm an toàn và “khoan sức” được cho DN.

Cụ thể, cộng đồng DN kiến nghị giảm thiểu các rủi ro và chi phí về hành chính (giao dịch, gia nhập thị trường, tuân thủ luật pháp…); giảm lãi suất thực cùng với việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất; đẩy mạnh cải cách và minh bạch hóa hệ thống thu-chi các khoản đóng góp liên quan đến lao động; xem xét cải cách theo hướng cắt giảm thuế và phí, bỏ thuế khoán thay vào đó là thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế môn bài cho DN nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh; đồng thời ngăn chặn đặt ra các loại phí sai quy định ở địa phương, quản lý chặt chẽ các khoản phí cầu đường, giao thông…

Việc thứ hai là vừa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với những đổi mới, động lực mới, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển DN.

Theo đó, cộng đồng DN đề nghị, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế thông qua tăng cường chỉ đạo, giám sát thực thi Luật DN, Luật Đầu tư mới… thì cần ban hành các chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành DN, chuyển các hoạt động kinh tế phi chính thức sang chính thức trên diện rộng.

Đồng thời, cần có chính sách thúc đẩy tăng cường kết nối DN, trong đó khuyến khích kết nối khu vực DN trong nước với các FDI thay vì chỉ tập trung vận động thu hút đầu tư FDI như hiện nay...

Cộng đồng DN cũng đề nghị xóa bỏ chế độ chủ quản của các bộ, ngành và chính quyền địa phương với DNNN, rà soát tổng thể các đơn vị sự nghiệp trong toàn quốc để tiến hành cải cách tương tự như DNNN; thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển DN nhỏ và vừa; bảo đảm nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, đầu tư không đồng thời là cơ quan tổ chức các hoạt động xúc tiến; đẩy mạnh chuyển giao các dịch vụ công từ cơ quan quản lý nhà nước sang cho các tổ chức xã hội và thị trường…

8.39’: Đại diện Hiệp hội DNN&VV Việt Nam đề nghị Chính phủ 8 nội dung: Triển khai xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật hỗ trợ DNNVV, kiện toàn tổ chức chỉ đạo hỗ trợ DNNVV; xây dựng Luật về hội; xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia; tạo cơ chế khuyến khích các hiệp hội, nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho DNNVV, tạo hậu thuẫn bằng cơ chế: giảm thuế, lãi suất tái cấp vốn; có chương trình ưu đãi DNNVV tham gia chuỗi sản xuất; tạo cơ chế phát triển kênh phân phối; tạo cơ chế khuyến khích phát triển các khu cụm công nghiệp đủ cơ sở hạ tầng cho DNNVV; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công… 

8.48': Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ đề nghị một số nội dung: Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính; áp dụng các giải pháp giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hành chính, tiền tệ; áp dụng các chuẩn mực toàn cầu về kế toán; mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, KHCN, công nghiệp….

Về môi trường đại diện hiệp hội mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở ĐBSCL…

Về lĩnh vực năng lượng, Hiệp hội mong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả;…

Giảm lãi suất tín dụng ngay ngày mai

8.55': Cho rằng chủ đề hội nghị năm nay tạo sự phấn khích cho doanh nghiệp, điểm qua những thuận lợi và khó khăn của kinh tế đất nước, Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đề xuất 2 nội dung: Về chính sách phải tuân thủ tinh thần Hiến pháp và các FTA; nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, không ban hành thông tư; có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ đối với cán bộ thực thi nhất là các hành vi nhũng nhiễu DN…; nhanh chóng ban hành Luật Phá sản; về thực thi Nghị quyết 19, phải có tiếng nói kiểm chứng từ DN…

Điểm qua tương quan so sánh tín dụng giữa Việt Nam với các nước ASEAN, Chủ tịch BIDV kiến nghị một số nội dung: Đề nghị NHNN tiết giảm dự trữ bắt buộc đối với VNĐ và ngoại tệ; giảm phát hành trái phiếu Chính phủ; đẩy nhanh cơ chế tái cấp vốn và cấp bù lãi suất; tiết kiệm chi phí quản lý của các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh đầu tư vốn cho các dự án PPP… 

Đồng thời ông Hà cam kết BIDV sẽ giảm lãi suất tín dụng ngay ngày mai…  

Về xử lý nợ xấu, ông Hà cũng góp ý nội dung tạo lập thị trường mua bán nợ; nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; phát hành trái phiếu hàng hóa đối với hai chủng loại xi măng và sắt thép cho các tỉnh đặc biệt khó khăn; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính...

Ông mong muốn nền kinh tế đất nước như một bản nhạc giao hưởng, trong đó Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ ngành, cơ quan là nhạc công và doanh nghiệp là ca sĩ để cùng tạo lập một bản nhạc bất hủ về kinh tế đất nước.

truc tiep thu tuong chu tri hoi nghi dien hong voi doanh nghiep
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc, trò chuyện với các đại biểu trước giờ khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

9.13': Đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải Trần Bá Dương phát biểu một số nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa địa phương với doanh nghiệp. Theo đó, các địa phương cần lắng nghe cộng đồng DN, để chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc,... tạo môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển bình đẳng lành mạnh... Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, đại diện Trường Hải cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp phải đề cao đạo đức kinh doanh, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, chủ động hội nhập; mong muốn Nhà nước thực hiện tốt vai trò kiến tạo, người tiêu dùng phát huy vai trò giám sát,... để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Năng lực cạnh tranh sẽ được cải thiện

9.22': Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của VN sẽ được cải thiện. Trong đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực CNTT, phần mềm, nông nghiệp… đây là những lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.

Ông đề nghị Chính phủ Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT, phần mềm,…đưa đào tạo kỹ năng CNTT vào chương trình giáo dục phổ thông, và DN Nhật mong muốn được hợp tác phát triển trong lĩnh vực này.

Nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh với nhiều sản phẩm phong phú và sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu đẩy mạnh áp dụng công nghệ, mở rộng thị trường. DN Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với DN Việt Nam để cùng phát triển nông nghiệp.

Đại diện DN Nhật Bản cũng kiến nghị Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến pháp luật về đầu tư, thời gian làm thêm giờ, quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng, quy định về thông quan, xin phép cấp giấy chứng nhận đầu tư... cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

9.33': Đại diện HTX Thương Mại Saigon Coop góp ý về phát triển thị trường bán lẻ hiện đại. 

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường bán lẻ, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đại diện Hợp tác xã Thương Mại Saigon Coop đề nghị Chính phủ có giải pháp bảo vệ thị phần, DN bán lẻ trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng chiến lược quốc gia phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam; xây dựng phát triển nhóm 20 DN bán lẻ Việt Nam có thực lực, sẵn sàng cạnh tránh; cải tiến quy định về mua bán sáp nhập; ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với DN bán lẻ…

9.43': Đại diện Hiệp hội DN Hàn Quốc góp ý một số ý kiến liên quan đến vấn đề lao động tại Việt Nam như: Cấp Giấy phép lao động trong sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam; Thành lập Ủy ban Cải cách thể chế do Thủ tướng đứng đầu; đẩy mạnh cải thiện các quy định, giải quyết các vướng mắc của DN;...

9.53': Đại diện Vietjet góp ý một số nội dung liên quan đến doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam như: Giảm "định kiến" đối với các hãng hàng không tư nhân; tạo thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính tại cảng hàng không, tiếp cận các dịch vụ về hạ tầng cảng vụ, bảo đảm kỹ thuật; cải tạo hạ tầng sân bay...

10.00': Tại đầu cầu Gia Lai, đại diện Công ty xuất khẩu Quang Đức thay mặt Hiệp hội DN tỉnh Gia Lai kiến nghị 4 vấn đề: Có chính sách bảo trợ, bảo hiểm các doanh nghiệp nông sản (cao su, cà phê); hỗ trợ tín dụng để DN đầu tư chế biển nông sản sâu; cải tiến quy định về hạn ngạch kinh doanh vận tải giữa Việt Nam - Campuchia; sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về ưu đãi khi nhập khẩu hàng hóa từ Lào về Việt Nam theo hiệp định đã ký giữa hai nước.

Mong Chính phủ coi DN như đối tượng phục vụ

10.05': Đại diện Vinamilk góp ý sớm quy định cụ thể về Luật Doanh nghiệp, cải cách hành chính, rà soát giảm thiểu giấy phép con, các quy định cấp phép phải rõ ràng... Đồng thời, nâng cao tính liên thông giữa các bộ ngành trong cấp phép đầu tư; rà soát lại thủ tục Hải quan để các cơ quan có các cơ quan liên kết chặt chẽ khi xử lý hồ sơ của DN...

Kiến nghị Bộ NNPTNN một số nội dung về quản lý con giống; nhập khẩu con giống;

Đề nghị Bộ KHCN điều chỉnh quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi để phát triển nông nghiệp hữu cơ;...

Đề nghị các cơ chế chính sách đã được DN thực hiện ổn định thì không nên thay đổi, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Và cuối cùng bà Mai Kiều Liên bày tỏ, Vinamilk cũng như cộng đồng DN mong muốn Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

10.10': Đại diện Công viên Phần mềm Quang Trung phát biểu một số nội dung về ưu đãi thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, tiếp cận đất đai để thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm; rà soát các quy định về nội dung số; đổi mới chương trình đào tạo để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phần mềm;... 

Giảm kiểm tra, bớt ghánh nặng

11.16': Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch của ngành dệt may Việt Nam bởi quy hoạch cũ đã lỗi thời, không theo kịp mức độ phát triển của ngành. Ngoài ra, việc xây dựng quy hoạch ngành cần phù hợp với quy hoạch các khu công nghiệp để bảo đảm việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.  Lãnh đạo Hiệp hội cho rằng những tiêu chuẩn về môi trường cũng cần thay đổi bởi có những nhánh trong ngành dệt may không cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn quá nặng nề. Ví dụ như một nhà máy may có rất ít nước thải nên không thể áp dụng theo tiêu chuẩn của một nhà máy dệt, nhuộm. Hiệp hội cũng đề đạt nhiều kiến nghị liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm thêm… đồng thời đề nghị nên gom các đoàn thanh, kiểm tra của các ngành để mỗi năm chỉ kiểm tra tổng thể 1, 2 lần, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

10.25’: Đại Hiệp hội DN châu Âu kiến nghị về đẩy mạnh hợp tác phát triển năng lượng tái tạo; cho phép DN châu Âu mở Văn phòng đại diện, liên kết với DN Việt Nam phát triến sản xuất dược phẩm, sinh phẩm, trang thiết bị y tế; có chính sách ưu đãi thuế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo; đề xuất Chính phủ có kế hoạch cung cấp nhiên liệu theo tiêu chuẩn Euro 4 phù hợp với kế hoạch phát triển công nghiệp ô tô theo tiêu chuẩn Euro 4; đề nghị các cơ quan Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.

10.33’: Đại diện Hiệp hội Bất động sản TPHCM góp ý một số nội dung liên quan đến quy định về tiền sử dụng đất đối với doanh nghiệp; quy định về lệ phí cấp sổ đỏ đối với hộ gia đình; quy định về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; quy định về xây dựng lại chung cư hư hỏng nặng; kiến nghị sửa đổi quy định mâu thuẫn giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở liên quan đến lựa chọn chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở; điều chỉnh quy định sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh bất động sản ...

CÁC BỘ CHIA SẺ CÙNG DOANH NGHIỆP

Bộ KTĐT cam kết "giữ vững ngọn lửa đổi mới"

11.05’: Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho DN mọi thành phần kinh tế phát triển.

Trước hết Bộ tiếp tục rà soát, kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, loạt bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường,…

Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng,…

Hai là, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về tôn trọng  quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm báo thực hiện đúng quan điểm “người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm”.

Ba là, có giải pháp hỗ trợ quyết thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

Bộ KHĐT sẽ sớm hoàn thiện dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV. Trong đó, ngoài các giải pháp hỗ trợ căn bản về môi trường đầu tư kinh doanh, thông tin, thị trường, mặt bằng sản xuất, tín dụng… dự thảo còn đưa ra các chương trình hỗ trợ DNNVV theo mục tiêu như: Hỗ trợ DN thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua mô hình vườn ươm DN, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành; hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội.

Bộ KHĐT cam kết giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kến tạo những bước đột phá trong môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các DN sang hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định. Ưu tiên tập trung vào khu vực DN trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, DN liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.

11.10': Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu.

11.25’Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cam kết hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN nhằm tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

Điểm qua những thuận lợi và những khó khăn phải đối mặt trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, Thống đốc cho biết, thời gian tới NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Mới đây, NHNN đã họp với các ngân hàng thương mại lớn, yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí quản lý để giảm lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng lớn đã cam kết giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn trong thời gian tới,...  NHNN cũng sẽ điều hành tỉ giá linh hoạt, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại tệ.

Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống...

Thống đốc NHNN cũng trao đổi một số nội dung liên quan đến kiến nghị của doanh nghiệp về tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.

Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh là sống còn

11.40': Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thông thoáng, quyền tự do cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là sống còn. Bộ sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho DN thực hiện thủ tục hành chính công. Đồng thời, Bộ cũng sẽ tham mưu với Chính phủ xây dựng các khung khổ chính sách mới đáp ứng yêu cầu hội nhập. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng trực tiếp giải đáp một số kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến cơ chế thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; chiến lược phát triển công nghiệp bán lẻ trong bối cảnh hội nhập sâu; phát triển công nghiệp ô tô; cụ thể hóa Hiệp định Thương mại Lào - Việt; xây dựng quy hoạch ngành dệt may, da giầy;...

Bộ trưởng cũng tiếp thu ý kiến kiến nghị của Hiệp hội Dệt May về những bất cập hiện hành trong kiểm tra mẫu vải và cam kết sẽ cùng Hiệp hội bàn cách tháo gỡ,...

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền

11.52': Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết đã nhận được 61 nội dung, kiến nghị, đề xuất của DN liên quan đến sự chồng chéo, chưa nhất quán trong các nghị định, thông tư. 

Bộ Xây dựng đã làm rõ 39 kiến nghị, còn lại 22 kiến nghị cần phải được xem xét xử lý một cách hợp lý, tiếp tục rà soát bảo đảm sự thống nhất giữa các quy đinh pháp luật. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục phân cấp ủy quyền mạnh hơn cho cơ quan chuyên môn của địa phương, của các bộ quản lý công trình chuyên ngành trong việc thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép quy hoạch xây dựng… 

Trước ngày 1/7, sẽ xây dựng nghị định thay thế thông tư hướng dẫn về điều kiện đầu tư kinh doanh trong việc thành lập tổ chức hoạt động của sàn bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản, cũng như đào tạo, hướng dẫn kiến thức hành nghề môi giới, điều hành sàn bất động sản. Rà soát bổ sung quy định bảo đảm bình đẳng hơn giữa DN trong và ngoài nước trong lĩnh vực bất động sản. 

Đồng thời bổ sung các chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội, thương mại giá thấp, cả thiện chung cư cũ. Bảo đảm hiệu lực thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng, xử lý vi phạm, tránh phiền hà, không gây khó khăn sách nhiễu cho DN. 

Công an phục vụ phát triển

12.00’: Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, sắp tới sẽ chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. 

Cụ thể, sẽ tham mưu với Chính phủ bổ sung sửa đổi quy định pháp luật theo hướng tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Trước hết là sửa điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định cụ thể hơn về điều kiện, thời điểm thẩm định, hình thức nộp hồ sơ. 

Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự; bảo đảm an ninh kinh tế, đẩy mạnh cung cấp thông tin cho DN khi lựa chọn đối tác đầu tư; tiếp tục đấu tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế nhất là đối tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. 

Bộ tập trung đấu tranh tội phạm hình sự gây mất an toàn kinh doanh. Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định không có khái niệm và chủ trương hình sự hóa. Tuy nhiên, còn tình trạng một số cán bộ do thoái hóa biến hất, không nắm vững pháp luật, không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ… nên có hành vi vi phạm pháp luật, để xảy ra oan sai, ảnh hưởng tới DN và người dân. 

Bộ trưởng đề nghị DN tiếp tục phát hiện, cung cấp thông tin để ngăn ngừa, xử lý kịp thời sai phạm của cán bộ, chiến sĩ.

* Sau phần phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chính phủ và Bộ Công an không chủ trương hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Hoạt động của lực lượng công an là để phục vụ phát triển, phục vụ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tất cả những vi phạm pháp luật dù là của cá nhân, doanh nghiệp hay của cán bộ, chiến sĩ cũng sẽ được xử lý nghiêm minh.

12.14’: Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung phát biểu về các vấn đề liên quan đến quy định tiền lương tối thiểu; đóng bảo hiểm xã hội; tăng giờ lao động; quản lý lao động nước ngoài;...

12.20': Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh phát biểu về các nội dung chuyển giao, đổi mới công nghệ; tạo ra các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ có giá trị gia tăng cao; tạo môi trường phục vụ doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận khoa học, công nghệ;... Bộ trưởng cũng trả lời một số kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện quy định về sở hữu trí tuệ; đầu tư mạo hiểm;...

12.25': Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu nêu rõ một số điểm mới trong Nghị quyết 19 vừa được Chính phủ ban hành ngày 28/4/2016.

12.35': Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu một số nội dung đến triển khai thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Ký cam kết phục vụ DN

12.43': UBND thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và VCCI ký cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Thành ủy TPHCM. 

Hai thành phố đã có những cam kết mạnh mẽ, cụ thể về cải thiện môi trường đầu tư với những chỉ tiêu mang tính định lượng.  

Theo đó, Hà Nội cam kết đi đầu trong xây dựng chính quyền điện tử; 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng sẽ được giải quyết trong vòng 2 ngày (giảm 1 ngày so với quy định); duy trì tỉ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử 95%, nộp thuế điện tử là 90%; cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư so với quy định; giảm 20% thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, thu hồi đất... 

Thành phố Hồ Chí Minh cũng cam kết tích cực xây dựng chính quyền điện tử; phấn đấu 98% DN kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử là 90%; về thủ tục hải quan phấn đấu giảm 50% so với quy định; thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư giảm 30%;...

12.50': Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết thúc hội nghị.

Thủ tướng nêu rõ, việc ký cam kết trên là ký mẫu giữa Hà Nội, TPHCM và VCCI, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tất cả các địa phương trong cả nước đều phải cam kết như là Hà Nội và TPHCM đã làm. Đây là những nội dung thiết thực và Chính phủ sẽ kiểm tra.

Thủ tướng chân thành cảm ơn các cơ quan tư pháp, các cơ quan Quốc hội,  đặc biệt là 1 vạn DN trong cả nước, lãnh đạo các cơ quan thuộc Chính phủ và lãnh đạo 63 tỉnh thành đã dự hội nghị với khí thế vô cùng sôi nổi, hào hứng. 

Thủ tướng nhấn mạnh: Xã hội Việt Nam đã có truyền thống tôn vinh doanh nghiệp, tôn trọng doanh nhân, mà Lê Quý Đôn đã tổng kết. Đặc biệt Bác Hồ ngay sau khi giành được độc lập đã gặp doanh nhân. Trong lúc khó khăn nhất, doanh nhân sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn lượng vàng để cứu đói, diệt giặc dốt, kháng Pháp, cứu nước. Tinh thần doanh nhân là lúc khó khăn doanh nhân có mặt để xây dựng đất nước.

Đảng, Nhà nước đã tập trung làm thể chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, nhìn chung là tốt, tạo điều kiện hơn trước rất nhiều, với nhiều quy định tiến bộ để phục vụ doanh nghiệp phát triển. Chính vì thế, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh góp phần phát triển đất nước. 

Tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới, với tư cách một Đảng lãnh đạo, một Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng ta cần nhìn nhận thực chất bức tranh hiện tại, chúng ta đã nỗ lực nhiều, hành động nhiều, nhưng phải thừa nhận rằng môi trường đầu tư kinh doanh hiện tại của chúng ta vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời và phát triển. 

Thủ tướng nhấn mạnh 10 điểm tồn tại: Việc ban hành các luật và văn bản hướng dẫn còn chậm để DN phải chờ đợi, có những trường hợp hướng dẫn không rõ ràng, tính tương thích không cao hoặc còn cảm tính, thiếu định lượng dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về một vấn đề;  

* Với hình thức tổ chức vừa trực tiếp vừa trực tuyến, tại điểm cầu Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 300 đại biểu doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội doanh nghiệp như: AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc, Nhật Bản… tham dự. Còn mỗi điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trên cả nước có khoảng 50 đến 100 đại diện doanh nghiệp tham dự.

Chủ đề của Hội nghị chính là thông điệp của Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Hai nội dung chính của Hội nghị là: Xác định các rào cản về cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; xử lý các kiến nghị, giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong quá trình thực thi pháp luật của đội ngũ công chức, như tình trạng nhũng nhiễu do chính bộ máy hoặc do công chức gây ra.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm việc với các bộ ngành, địa phương để bàn cách xử lý, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp chưa được trả lời tại Hội nghị. Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.

Trước đó, tại cuộc họp báo giới thiệu về Hội nghị, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, cộng đồng doanh nghiệp coi Hội nghị với Thủ tướng là một “Hội nghị Diên Hồng” trong phát triển doanh nghiệp. Ông Lộc kỳ vọng rằng cuộc gặp của Thủ tướng sẽ mở đầu cho cao trào hiến kế với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

“Cuộc gặp diễn ra trong dịp kỷ niệm những ngày Chiến thắng 30/4 và Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, tôi nghĩ Thủ tướng muốn thúc đẩy cải cách với tinh thần thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa như trong những chiến thắng lịch sử này”, ông Lộc nói.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ