Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Trần Lập: “Tự truyện không phải để tô vẽ hào quang”

19:00 | 31/07/2013

958 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Cuốn sách có giá trị lưu giữ những kỷ niệm, khi danh tiếng sẽ đến lúc theo gió bay đi” - Trần Lập, thủ lĩnh của nhóm nhạc rock Bức Tường chia sẻ về cuốn tự truyện "Bên kia Bức Tường" sắp ra mắt.

Không viết để mua vui

Thông tin Trần Lập - thủ lĩnh của nhóm nhạc rock hàng đầu nhạc Việt ra mắt tự truyện được công chúng chú ý. Khi thời điểm “tâm thư”, “tự truyện” đã không còn là mới, thậm chí được coi là một chiêu bài “níu” hào quang của nghệ sĩ thì Trần Lập vẫn nhất quyết “tung” ra cuốn tự truyện của mình.

Không mang tính thời vụ, không vì để níu danh bởi Trần Lập cho rằng: “Đánh bóng tên tuổi chẳng có nghĩa lý gì”. Với chàng rocker này, nó là món quà dành cho ban nhạc và dành tặng cho chính bản thân mình bởi những chuỗi ngày vinh quang nhưng nhiều lắm những thăng trầm của tuổi trẻ mà anh đã đi qua.

Tự nhận không có khiếu văn chương, bởi vậy viết lách không phải sở trường của mình. Nhưng không phải vì thế mà cẩu thả với “đứa con tinh thần”, Trần Lập chia sẻ: “Cuốn tự truyện sẽ là những câu chuyện chân thật nhất, giản dị nhất về chuỗi ngày vinh quang nhưng cũng nhiều lắm sai lầm, thất bại mà tôi đã trải qua”.

Tuổi trẻ ai cũng có những đam mê và khao khát

Khát khao ca hát, những bước đi chập chững của một ban nhạc mới khi còn ngồi trên ghế giảng đường một thuở... rồi hành trình trên con đường tìm đến “vinh quang” đều được Trần Lập chia sẻ chân thực trong “Bên kia Bức Tường”.

Trước những băn khoăn khi tự truyện còn là thứ “đồng thau lẫn lộn” Trần Lập thẳng thắn: "Không cần làm hàng hay “bơm vá” thậm chí chẳng phải thu hút dư luận bằng cách “hâm lại thịt nguội”, Trần Lập đến với tự truyện chỉ là vì muốn dành tặng cho những người bạn đồng niên, những người trẻ hơn, những người muốn đúc rút kinh nghiệm... những trải nghiệm đã qua của mình. Biết đâu, ở một nơi nào đó, cũng có những ước mơ, những khát khao tương tự muốn chinh phục con đường âm nhạc còn quá mênh mông thì cuốn sách này sẽ tiếp sức cho họ".

Còn với bản thân Trần Lập và nhóm nhạc Bức Tường không phải ngẫu nhiên trở thành một ban nhạc không thể thiếu khi nhắc đến rock Việt, họ đã kinh qua nhiều gian khó thì cuốn sách đã thêm một lần nữa có giá trị lưu trữ, bởi: “Mọi thứ ngoài kia như danh tiếng cũng sẽ đến lúc theo gió bay đi” thì cũng cần một minh chứng để níu giữ.

Thế nên, theo Trần Lập thì tự truyện của anh không phải là thứ dùng để mua vui cho một số bộ phần nào, nó chỉ là để công chúng thấy rằng: "Ở bên kia ấy, mạch nguồn của tôi là khao khát được ca hát và có một ban nhạc riêng đã đến từ rất sớm”.

Mỗi chi tiết là một trải nghiệm

Điều bất ngờ rằng, cuốn tự truyện này được bắt tay vào viết ngay từ những ngày đầu “khai sinh” ban nhạc Bức Tường. Trên cơ sở chỉ là những ghi chép công việc hàng ngày khi còn là một ban nhạc nghiệp dư để đến nay trở thành ban nhạc được đông đảo công chúng mến mộ.

Vượt qua ranh giới giữa hai làn ranh sáng - tối và “sự thật” là điều cần có của một tự truyện, Trần Lập tôn trọng sự thật nhưng anh chia sẻ: Sự thật không phải là đi bóc tách đến tận cùng, anh đến với “sự viết” như điều bản năng cần, đó là nhu cầu chia sẻ cảm xúc. Không cảm xúc thì không có sức mạnh hoàn thành bất cứ sứ mệnh nào. Và ở cuốn tự truyện này, tình yêu với âm nhạc, muốn ghi dấu mốc một thời hào hoa tuổi trẻ, nên anh đã: “Ghi lại là để sau này, biết đâu những tuổi trẻ khác cũng cùng chung ước muốn tương tự thì có thể phần nào đó rút ra được bài học kinh nghiệm từ những thất bại đã qua của mình”.

Bìa sách tự truyện "Bên kia Bức Tường" của Trần Lập

Tự nhận mình là người mơ mộng, nhiều ước mơ và đã ước mơ thì phải xây dựng đến tận cùng. Anh hiểu rằng không con đường vinh quang nào được trải sẵn hoa hồng, nên sẽ có những khó khăn, những giọt mồ hôi và cả nước mắt.

Đúng như Trần Lập chia sẻ: Cuốn sách có nhiều lát cắt, mỗi lát cắt là một trải nghiệm nên đã có những giai đoạn khủng hoảng, tăm tối, đã có những ức chế, thậm chí từng nghĩ rằng muốn chết quách đi cho xong... Nhưng khi ngồi lại, nắm bắt được những nút thắt định mệnh của cuộc đời mình, anh lại bình tĩnh đón nhận và rút ra rằng đó là tuổi trẻ. Mà tuổi trẻ, thì ai chả đôi lần bồng bột.

Công chúng hẳn sẽ yêu hơn Trần Lập ở những tình tiết chân thật nhất, nó như tiếng lòng được dội lên bao tâm tư của chàng trai trẻ. Với những chi tiết từ tháng ngày sống thời bao cấp, đặt gạch xếp hàng, những lần nhảy tàu điện đi “chu du” khắp phố phường khi “Hà Nội chỉ bé bằng cái lỗ mũi”... đến một thời sinh viên sôi động lôi cuốn được hàng triệu trái tim công chúng để thành hình nên ban nhạc rock khoáng đạt và chói sáng. Để thấy rằng, một Trần Lập rất thơ và rất ngông.

Không chủ trương đi vào tô vẽ những ánh hào quang, “Bên kia Bức Tường” đơn giản là những tình tiết kể về thăng trầm của tuổi trẻ, của nhóm nhạc trên bờ vực khó khăn, thất bại hay chiến thắng rộn rã. Với người trẻ, có thể sẽ là những liều thuốc an nhiên để “lên dây cót” tinh thần trước những bộn bề còn ngổn ngang phía trước. Còn với những người đã đi qua tuổi trẻ, sẽ là sự đồng cảm và khơi gợi một thuở nhiều ngông cuồng nhưng sẽ chẳng thể quên. Vì thế mà, khi nói về lý do cho ra đời “Bên kia Bức Tường”, Trần Lập phân trần: “Ai cũng lớn lên từ sẻ chia của những người đã từng trẻ, cũng có khát vọng, cũng có biết bao điều giá trị muốn giữ mãi về sau”.

Huy An