Trái phiếu chính phủ giúp tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), hơn 10 năm trở lại đây thị trường TPCP đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho ngân sách. TPCP gắn việc phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
Phát hành TPCP đã khẳng định được vai trò là công cụ tái cơ cấu nợ công, giúp nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% (2010) xuống mức 63,4% (2015) và 34,8% (2021); mức vay giảm gần 50% sau 11 năm. |
Về phương thức phát hành, Kho bạc Nhà nước tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu để tăng tính cạnh tranh và công khai minh bạch trong tổ chức phát hành trái phiếu và sắp tới đây, phương thức đấu thầu đa giá sẽ được triển khai chính thức nhằm tạo thêm tính linh hoạt trong việc xác định kết quả đấu thầu.
Đặc biệt việc phát hành TPCP đã khẳng định được vai trò là công cụ tái cơ cấu nợ công, giúp nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% (2010) xuống mức 63,4% (2015) và 34,8% (2021); mức vay giảm gần 50% sau 11 năm. Lãi suất bình quân huy động giảm từ khoảng 10% năm 2009 xuống khoảng 2% năm 2021 (giảm 8 điểm phần trăm).
Kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài 2-3 năm (2009) lên 12,2 năm (2021), thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững và tái cơ cấu giảm các đỉnh nợ rơi vào một số năm trở nên đồng đều hơn.
Về các sản phẩm TPCP trên thị trường sơ cấp, ngoài sản phẩm cơ bản là trái phiếu trả lãi định kỳ (standard/long/short coupon), còn có các sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ. Việc đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành từ 3 tháng đến 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm đã góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước, tái cơ cấu danh mục TPCP theo hướng bền vững, và hình thành đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu.
Quy mô và lãi suất phát hành TPCP 2009-2021. Ảnh: HNX |
Thống kê của HNX cho thấy, sau 12 năm, ngân sách nhà nước đã huy động được hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn trên thị trường sơ cấp (thị trường mua bán trái phiếu mới phát hành) phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Theo đó, mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 và 28,3% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2020. Để huy động được lượng vốn hơn 2,47 triệu tỷ đồng này, đã có hơn 2.600 phiên đấu thầu được tổ chức tại HNX với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Qua 12 năm, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009 xuống còn 1%/năm trong 2021); kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009 xuống còn 2,06%/năm trong 2021).
Kỳ hạn phát hành của TPCP bình quân đã tăng 2-3 năm (2009) lên 13,8 năm (2020), giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn cho ngân sách.
Ngày 24/9/2009, thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt chính thức khai trương, đi vào hoạt động tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Thống kê của HNX cho thấy, sau 12 năm, ngân sách nhà nước đã huy động được hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn trên thị trường sơ cấp (thị trường mua bán trái phiếu mới phát hành) phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. |
M.C
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô ước đạt 44,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 6/10: Hàng hóa qua cảng biển tăng 14%
-
Tin tức kinh tế ngày 28/9: Đà tăng lãi suất huy động chững lại trong tháng 9
-
Tin tức kinh tế ngày 13/9: Samsung rót thêm 1,8 tỷ USD vào Bắc Ninh
-
Tin tức kinh tế ngày 11/9: Huy động trái phiếu chính phủ đạt gần 60% kế hoạch