TP HCM rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm
Theo đó, Chủ tịch UBND các quận-huyện được giao tổ chức kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở này; rà soát việc cấp phép đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở có dấu hiệu hoặc đang kinh doanh dịch vụ phát sinh tệ nạn xã hội…
Công an TP HCM chịu trách nhiệm truy quét, xử lý các băng nhóm xã hội đen, bảo kê, đeo bám hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành thành phố, quận-huyện. Công an TP HCM cần chỉ đạo Công an quận-huyện, phường-xã, thị trấn quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trái phép, biến tướng, dễ phát sinh tệ nạn xã hội.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP HCM được giao xây dựng quy hoạch ngành nghề karaoke, vũ trường trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025; kiên quyết không cấp phép đối với hoạt động kinh doanh ngoài quy hoạch được phê duyệt.
Được biết TP HCM hiện có 25.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có phép và khoảng 4.000 cơ sở không phép với 90 vũ trường, gần 900 nhà hàng và karaoke, trên 3.000 khách sạn, gần 13.000 cơ sở kinh doanh massage, cắt tóc thanh nữ, cà phê… sử dụng hơn 20.000 nữ tiếp viên. Bên cạnh các cơ sở hoạt động lành mạnh, cũng xuất hiện nhiều hình thức biến tướng tinh vi.
T.V
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí
-
Không quân Việt Nam chuẩn bị khai thác dòng máy bay huấn luyện mới
-
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11