TP HCM lập thêm chốt kiểm dịch lợn nhập từ Đồng Nai
Hà Nội chi 200 tỷ đồng tiêu hủy lợn do dịch tả |
Masan Group kiến nghị 3 tuyến kiểm soát dịch tả lợn châu Phi |
Phó Thủ tướng: Chấn chỉnh tình trạng lơ là việc chống dịch tả lợn châu Phi |
Ngày 14/5, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiền dẫn đầu, cùng đại diện Cục chăn nuôi, Trung tâm Thú y vùng 6, Trung tâm Khuyến nông quốc gia… đã có buổi làm việc với các Sở ban ngành và các huyện có chăn nuôi lợn trên địa bàn TP HCM về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi và bàn các giải pháp quản lý tiêu thụ thịt lợn.
Theo Sở NN&PTNT TP HCM, trên địa bàn thành phố hiện có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn 274.154 con; trong đó 270 hộ nuôi lợn bằng nguồn thức ăn dư thừa tại các nhà hàng quán ăn, có nguy cơ cao lây lan dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, đến thời điềm này TP HCM chưa phát hiện đàn lợn nào mắc bệnh dịch.
Đối với việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn, TP HCM có 11 cơ sở giết mổ lợn, hàng đêm giết mổ khoảng 6.500 -7.000 con lợn/ngày, nguồn lợn chủ yếu nhập từ tỉnh Đồng Nai (46,41%), Bình Dương (19,03%), Bình Thuận (10,88%), Bà Rịa-Vũng Tàu (8,01%)... Ngoài ra, thành phố còn tiếp nhận khoảng 2.300-2.500 con lợn đã giết mổ từ các tỉnh như Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai cung cấp cho thị trường.
Các ban ngành kiểm tra một cơ sở giết mổ lợn ở TP HCM |
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP HCM cho biết: Sau khi đánh giá rút kinh nghiệm từ các tỉnh phía Bắc, TP HCM đã có những điều chỉnh trong công tác phòng chống dịch bệnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài việc phát tờ rơi hướng dẫn phòng chống dịch, thành phố còn tăng cường công tác kiểm tra liên ngành tại các địa bàn quận huyện. TP HCM đã đưa ra nhiều tình huống giải quyết khi có dịch bệnh, nhất là khi tỉnh Đồng Nai xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, TP HCM đã chỉ đạo tăng cường thành lập thêm 3 chốt kiểm dịch tạm thời tại khu vực cầu Phú Cường, cầu Bến Súc (Củ Chi) và khu vực cầu Phú Long (quận 12) nhằm tăng cường kiểm soát lợn được nhập từ Đồng Nai vào. Giám sát chặt chẽ nguồn lợn vận chuyển về TP HCM đảm bảo nguồn lợn xuất phát từ những điểm không có dịch, có giấy chứng nhận kiểm dịch ở cả 3 cấp, xã, huyện, mới cho phép nhập vào; đồng thời thống nhất các tuyến đường đưa lợn về TP phải đi theo tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1K và phải được tiêu độc khừ trùng tại các trạm kiểm dịch.
Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM, Thành phố đã chỉ đạo cho các quận huyện theo dõi và kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn lợn. Các quận huyện không được phép chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ngành chức năng đã hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh bằng an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Đồng thời, khuyến cáo các hộ chăn nuôi không nên tận dụng lấy thức ăn thừa cho lợn ăn; hoặc nếu có thì phải nấu sôi, sát trùng các thùng đựng thức ăn…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, TP HCM là một địa bàn lớn nhưng đã làm tốt công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua. Nhiều giải pháp đã được đưa ra và đến nay chưa xảy ra dịch bệnh trên toàn địa bàn thành phố là điều rất đang mừng. Thứ trưởng chỉ đạo TP HCM tiếp tục tăng cường làm tốt công tác kiểm soát dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, không được lơ là, chủ quan.
M.P
-
Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam
-
Tổng kết và trao giải Hội thi tay nghề thanh niên TP HCM năm 2024
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh nơi bố trí tái định cư của dự án Vành đai 2 TP HCM
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh hai đoạn Vành đai 2 TP HCM sắp khởi công
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí
-
Không quân Việt Nam chuẩn bị khai thác dòng máy bay huấn luyện mới
-
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11