Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tổng Công ty khoáng sản Vinacomin: Sẽ phát triển mạnh mẽ trong mô hình mới

14:11 | 12/03/2015

1,053 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm nay, Tổng Công ty (TCT) Khoáng sản Vinacomin (Vimico) sẽ thực hiện một bước chuyển mình căn bản: TCT mẹ sẽ hoạt động theo mô hình cổ phần hóa và các công ty con cũng sẽ chuyển dần sang hướng đa sở hữu để huy động nguồn lực của xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Một số công ty sẽ tiếp tục từng bước cổ phần hóa. Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn thách thức, song TCT cũng có nhiều cơ hội mới để bứt phá.

Năng lượng Mới số 403

Cứ 5 năm doanh thu sẽ tăng 2 lần

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Tổng giám đốc Vimico khẳng định, sau cổ phần hóa Vimico sẽ có nhiều đổi mới căn bản. Về mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh doanh, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo sự ổn định trên cơ sở đổi mới có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được nhằm gia tăng mọi năng lực sản xuất sẵn có trong TCT. Các đơn vị sẽ khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn, phát huy các lợi thế thị trường nội bộ của Tập đoàn nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững.

Với mục tiêu chung là: “Xây dựng và phát triển Vimico Giàu mạnh - Thân thiện - Hài hòa”, phấn đấu trở thành nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ các khoáng sản: đồng, chì kẽm, thiếc, vàng, tinh quặng sắt và phôi thép, đất hiếm với khối lượng lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, sau mỗi 5 năm tổng doanh thu toàn TCT tăng 2 lần.

Công nhân Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng (Vimico)

Chế biến sâu khoáng sản

Theo đó, TCT sẽ đẩy mạnh chế biến sâu khoáng sản mở rộng kinh doanh đa ngành. Còn nhớ, trước năm 2005 ngoài sản phẩm như thiếc kim loại, perocilic, manggan, chì, gang đúc thì phần lớn các loại sản phẩm khoáng sản của TCT vẫn tiêu thụ dưới dạng quặng thô hoặc tinh quặng mà chưa có sản phẩm chế biến sâu ở quy mô lớn. Nhưng đến năm 2006 nhà máy kẽm của Công ty CP Kim loại mầu Thái Nguyên với công suất 10.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động khởi đầu giai đoạn chế biến sâu với quy mô lớn nhằm đưa sản phẩm kẽm thỏi đầu tiên để cung cấp cho thị trường nội địa. Năm 2008, TCT khánh thành Nhà máy Luyện đồng - Lào Cai 10.000 tấn/năm, TCT đã có sản phẩm đồng kim loại để cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Tới đây, sản phẩm vàng Minh Lương Lào Cai, vàng A Pây Quảng Trị sẽ ra sản phẩm. Dự kiến đến giữa năm 2015, sản phẩm phôi thép đầu tiên của TCT chính thức được ra mắt tại Công ty CP Gang thép - Cao Bằng với công suất 221.600 tấn/năm. Song song với đó, TCT đã và đang xúc tiến mở rộng kinh doanh đa ngành. TCT đang hoạt động tốt một số dịch vụ khách sạn, du lịch; Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng người lao động được triển khai ở Sa Pa Lào Cai và Nam Định…

Trên 2.000 công nhân kỹ thuật sẽ vào các dự án mới

Về nguồn nhân lực, ông Nguyễn Tiến Mạnh nhấn mạnh: TCT từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Là một ngành có đặc thù địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh miền núi, điều kiện giao thông, đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng gia tăng về cán bộ và công nhân kỹ thuật cho phát triển các dự án và các doanh nghiệp mới thành lập đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành. Ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tăng cường đảm nhận nhiệm vụ các dự án ở vùng sâu, vùng xa, thì công tác đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật cũng là vấn đề “nóng” mà TCT đang tập trung giải quyết.

Hiện nay lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy Luyện đồng - Lào Cai, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên đã vững vàng, hoàn toàn làm chủ công nghệ kỹ thuật mới. Đồng thời đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để kết hợp với địa phương đào tạo các ngành nghề cần tuyển dụng, gửi đào tạo ở các trường trong và ngoài ngành, liên kết với các tập đoàn nước ngoài để đào tạo và đào tạo lại nhằm giải quyết nhu cầu sử dụng lao động từ nay đến 2017 khoảng trên 2.000 công nhân kỹ thuật cho các dự án mới vào sản xuất.

Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp

Từ khi trở thành đơn vị thành viên trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của TCT ngày càng được hoàn thiện hơn. Được tiếp nhận một cơ chế quản lý thống nhất đồng bộ theo đặc thù của ngành than - khoáng sản. TCT đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai các công cụ, cơ chế quản lý như: củng cố chế độ hạch toán kế toán, thống kê, nâng cao hiệu lực điều hành, hiệu quả SXKD thông qua cơ chế hợp đồng phối hợp kinh doanh, khoán quản trị chi phí, trả lương giãn cách theo ngành nghề, quản lý giá bán sản phẩm chủ yếu thông qua cơ chế đấu giá, một số dự án lớn đã được đưa vào sản xuất có hiệu quả (Nhà máy Kẽm điện phân, Tổ hợp đồng Sin Quyền...). Tranh thủ sự biến động giá kim loại theo hướng có lợi trên thị trường thế giới và nhờ sự hỗ trợ có hiệu quả của Tập đoàn (về vốn thăm dò các dự án, cải tạo môi trường, giải quyết trợ cấp cho công nhân, viên chức nghỉ chế độ khi cấu trúc lại doanh nghiệp…) đã tạo nên diện mạo mới cho TCT, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của TCT.

Năm 2015, mục tiêu đặt ra của TCT là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn, an ninh và an sinh. Doanh thu của năm 2015 được lên kế hoạch đạt 4.269 tỉ đồng, tăng 16,4% so với năm 2014; lợi nhuận đạt 100 tỉ đồng và thu nhập bình quân 6,494 triệu đồng/người/tháng. TCT cũng có kế hoạch trở thành nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm từ các khoáng sản đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, tinh quặng sắt và phôi thép, đất hiếm với khối lượng lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nguyễn Kiên