Tiêu thụ nông sản không phải là câu chuyện của riêng ngành nông nghiệp
3 thách thức lớn nhất hàng nông sản Việt Nam phải đối mặt |
Tháo gỡ khó khăn để không còn chuyện “giải cứu” nông sản tái diễn |
Tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc |
1 trong 5 nước chịu tổn thương lớn nhất
P.V: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sản xuất nông sản năm 2018?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sau một quá trình đổi mới, đặc biệt là mốc năm 2018, sản xuất nông sản của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu dân trong nước mà còn tạo ra khối lượng sản phẩm xuất khẩu giá trị tới 40,2 tỷ USD. Trong đó có 10 nhóm ngành hàng của nông nghiệp có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Có thể khẳng định đây là một bước tiến rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như chuỗi giá trị ngành hàng sản xuất nông nghiệp nước ta.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam 2019" |
P.V: Với “kỳ tích” xuất khẩu của năm 2018, dự báo sản xuất nông sản năm nay liệu có tươi sáng hơn không thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Dự báo năm 2019 và giai đoạn tới đây, để hàng nông sản Việt Nam tiếp tục tham gia sâu hơn vào chuỗi nông sản giá trị toàn cầu thì phải nói thách thức là rất lớn. Có thể nói chung có 3 nhóm thách thức cơ bản. Một là nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn dựa trên 8,6 triệu hộ nhỏ lẻ - rất phân tán, manh mún, không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao của thị trường quốc tế. Thứ hai là chúng ta là một trong 5 nước chịu tổn thương lớn nhất thế giới về biến đổi khí hậu. Môi trường, dịch bệnh, vật nuôi… ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản. Thứ ba là chúng ta càng hội nhập sâu rộng thì tính cạnh tranh sẽ càng quyết liệt. Với xuất phát điểm của chúng ta hiện nay: GDP bình quân đầu người chỉ đạt 2.574 USD thì so với các nước có tiềm năng lớn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật, lại trong bối cảnh thị trường mở, chúng ta sẽ rất khó khăn, cạnh tranh rất khốc liệt trong tiêu thụ nông sản.
Và một điểm đáng lưu ý nữa là kể từ sau năm 2008, khi mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra thì hiện nay các nước có xu hướng tập trung chăm lo ưu tiên cho đầu tư cho nông nghiệp, lấy đây là khu vực không chỉ để đảm bảo sự ổn định an ninh chung mà còn là hướng ưu tiên số một của hầu hết các quốc gia trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, khi Việt Nam tham gia xuất khẩu chuỗi giá trị toàn cầu phải chịu áp lực cạnh tranh rất quyết liệt từ điều kiện này trong thời kỳ đầu.
Phải kết hợp cả 3 “trục” trong giải pháp
P.V: Vậy các giải pháp để chế ngự 3 nút thắt, 3 tồn tại bất cập đó là gì thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Để giải quyết các nút thắt, bất cập trên, chúng ta phải tiếp tục tổ chức lại nền sản xuất dựa trên hộ nhỏ lẻ với 8,6 triệu hộ thành một nền nông nghiệp tập trung, hướng đến hàng hóa và có quản trị. Tiếp nữa là phải tổ chức nền sản xuất nông nghiệp thích ứng được với biến đổi khí hậu, phải chọn ra giải pháp tổng thể, lựa chọn đối tượng sản xuất cho đến quy trình rồi đến các bước khác để làm sao thích ứng được với phương châm biến bất lợi thành lợi thế. Đó mới là lựa chọn khôn ngoan của Việt Nam. Tất cả các giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, quyết liệt thì mới mong hàng nông sản Việt Nam tiếp tục xuất khẩu tốt hơn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Sơ chế hạt điều để xuất khẩu |
PV: Bộ trưởng cho rằng phát triển sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản không phải là câu chuyện riêng của ngành nông nghiệp hoặc của ngành công thương mà của các ngành. Thưa Bộ trưởng, vì sao Bộ trưởng lại có quan điểm như vậy?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực sự câu chuyện phát triển nông thôn, nông dân không phải là câu chuyện của riêng Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương. Vì đây là tái cơ cấu một ngành hàng kinh tế, đòi hỏi sự vào cuộc mà theo tôi của cả 3 trục: Một là khu vực Chính phủ, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Đây là trục thứ nhất về các nhóm giải pháp. Đi đôi với hoàn thiện thể chế là cải cách hành chính thông thoáng nhất, tiện lợi nhất. Đây là việc của các Bộ ban ngành. Trục thứ hai là trục các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng. Trong hội nhập cũng như trong tổ chức sản xuất hàng hóa hiện nay, nếu không có doanh nghiệp chắc chắn không có thành công. Mà doanh nghiệp sẽ là hạt nhân trong chuỗi liên kết này.
Chúng ta hiện nay có thể tự hào vì có 10.000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất trong khu vực nông nghiệp. Cùng với đó chúng ta có khoảng 49.000 doanh nghiệp chế biến tham gia ở các phân khúc khác nhau trong tạo ra sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm nông nghiệp.
Chúng ta phải coi đây là một thành tố rất tốt để trên nền tảng đó phát triển nhiều hợp tác xã theo chương trình từ đây tới 2020 phát triển 50.000 hợp tác xã. Số hợp tác xã đó sẽ liên kết với 8,6 triệu hộ nông dân và với hơn 1 vạn doanh nghiệp hiện tại (tới đây sẽ từng bước có những chính sách thu hút thêm) để tạo thành mạng lưới chặt chẽ giữa khu vực sản xuất, khu vực chế biến và tổ chức thị trường. Từ đó chúng ta mới có thể thành công được trong phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản.
P.V: Bộ trưởng có ý kiến như thế nào khi hiện nay tồn tại tình trạng người dân đứng đơn lẻ trong sản xuất nông nghiệp?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Quan điểm của tôi là chúng ta không thể để người dân đứng đơn lẻ. Vì một mình không thể hội nhập được, một mình không thể sản xuất hàng hóa cung ứng cho thị trường 100 triệu dân đòi hỏi ngày càng cao được. Vì vậy, người dân phải tuân thủ bằng sự liên kết của chính mình, phải vào hợp tác xã và mình phải thành lập hợp tác xã, mình phải khởi nghiệp để tự người dân tham gia. Tôi rất hoan nghênh nhiều sinh viên sau khi học xong đại học không tham gia những khu vực kinh tế khác mà quay trở lại phục vụ chính nông nghiệp, quay trở lại chính quê hương mình để sản xuất nông nghiệp nhưng ở một tâm thế mới, không phải như ngày xưa.
Như vậy, với 3 trục: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cùng đồng hành trên cơ sở chúng ta tăng cường hợp tác quốc tế sẽ dẫn đến thành công trong cuộc hội nhập tới đây về nông sản.
Thị trường trong nước là mục tiêu số 1
Cá tra là mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta |
PV: Với nhiều điểm yếu dai dẳng trong xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, theo Bộ trưởng phải làm như thế nào để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta biết rằng không chỉ Việt Nam mà các nước khác cũng vậy, muốn xây dựng thương hiệu một sản phẩm đòi hỏi một quá trình. Chúng ta từ một nước thiếu ăn trở thành nước đủ ăn và mới sang giai đoạn sản xuất hàng hóa. Vì vậy yêu cầu xây dựng thương hiệu, tổ chức hàng hóa, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, người nông dân đang rất cấp thiết. Chúng ta tiến tới từng bước sẽ có những nông sản mà thứ hạng đi sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một mong muốn đòi hỏi phải đồng bộ mà chắc chắn rất gian khó, nhất là khi nền kinh tế dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ như hiện nay.
PV: Bộ trưởng có thể giải thích vì sao ông lại cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nhưng vẫn phải quay trở lại thị trường trong nước về nông sản?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta phải biết mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là vì người dân. Đất nước chúng ta đáng tự hào khi hiện nay có gần 100 triệu dân. Vậy thì trước hết phải chăm lo chính đời sống người dân của đất nước mình. Xuất khẩu xét đến cùng cũng là một giải pháp lấy lợi nhuận về phục vụ đời sống nhân dân. Bởi thế, trước hết phải phục vụ chính cho thị trường này. Đây không chỉ là định hướng mà đây thực ra còn là nguồn lực rất lớn. Xu hướng tất cả các nền kinh tế phát triển thì phải lấy nội nhu làm trọng. Đây mới là phát triển bền vững. Các biến cố trên thương trường thế giới xu hướng chung sẽ xảy ra nhiều hơn và khó đoán định hơn, vì vậy phải lấy trước hết thị trường nội nhu là mục tiêu, thị trường trong nước làm nền tảng. Từ đó có thể bứt phá, mở rộng một cách chắc chắn ra các loại thị trường khác. Đây không chỉ là mục tiêu mà còn là giải pháp đồng thời cũng là động lực để chúng ta phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Tú Anh
-
Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trực tiếp chỉ huy giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu
-
Bộ Công Thương gỡ khó cho quả thanh long
-
Đồng Tháp: Khởi công nhà máy chế biến nông sản công suất 23 ngàn tấn/năm
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn