Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tiền hải tặc cướp được chảy đi đâu?

07:00 | 15/11/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Một phát hiện bất ngờ: 70% tiền chuộc trong tổng số 18 tỷ USD mỗi năm cho hải tặc Somali nằm lại London, 30% được chuyển về Dubai và từ đây những tên hải tặc chỉ thực sự được hưởng 10%.

Hải tặc Somali

Báo cáo chung mới đây của Ngân hàng Thế giới, Liên Hiệp Quốc và Interpol chỉ ra rằng hải tặc Somalia đang trở thành một tổ chức quốc tế có ảnh hưởng trong vòng mười năm qua.

Ngày nay, cướp biển biến thành hoạt động kinh doanh có qui mô và tổ chức. Chứng minh cho điều này là luồng di chuyển được xác nhận của các khoản tiền chuộc tàu, hàng và thủy thủ đoàn bị bắt cóc, cũng như sự thâm hụt bí ẩn của loạt hàng hóa từ các tàu hàng trong vùng Vịnh Aden.

Bản báo cáo một lần nữa khẳng định sai lầm nghiêm trọng khi tìm kiếm nguyên nhân hoạt động hải tặc trong các vấn đề xã hội và nội bộ của Somalia. Theo các chuyên gia quốc tế, trong bảy năm qua hải tặc Somali và đồng bọn từ vùng Sừng châu Phi đã chiếm đoạt được 400 triệu USD từ các hoạt động buôn bán nô lệ, vũ khí, ma túy và hợp pháp hoá khoản thu thông qua đầu tư kinh doanh.

Theo giới nghiên cứu, tiền chuộc tàu, hàng và con tin luôn rơi vào túi bên thứ ba. Đó là những người sống ở phương Tây - các doanh nhân quyền thế. Tất nhiên, những tên cướp biển cũng được hưởng phần đáng kể mà không ai rõ là bao nhiêu. Có khả năng, hải tặc Somali đã được thanh toán từ nhiều quỹ không liên quan, còn số tiền chuộc từ các nạn nhân là nhằm dành cho mục đích khác, đến các địa chỉ tài khoản khác.

Ở đây, không ít người đã đặt nghi vấn về một sơ đồ tài trợ các hoạt động khủng bố quốc tế. Loạt thủ lĩnh của hải tặc Somali giữ liên lạc chặt chẽ với các cơ sở Al-Qaeda ở địa phương và những tổ chức tương tự.

Quan sát những chiến binh dù đầy khí sắc nhưng ăn vận như những tên cướp, rất khó hình dung rằng mỗi người trong số họ nhận khoảng 10.000 USD cho một phi vụ cướp tàu, được mặc cả với mức giá trung bình vài triệu USD. Chuyên gia Mohamed Said về bán đảo Sừng châu Phi và lục địa châu Phi đã lưu ý tới điều này. Theo ông, 70% tiền chuộc đã nằm lại ở London. 30% được chuyển về Dubai và từ đó khoảng 10% từ số tiền ban đầu tới Somalia. Hải tặc đã trở thành một hoạt động kinh doanh sinh lợi không chỉ cho các quốc gia nằm trên bán đảo vùng Sừng châu Phi, mà cả Kenya, Seychelles và Djibouti.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, hoạt động cướp biển bòn mót của nền kinh tế toàn cầu khoảng 18 tỷ USD mỗi năm và con số tiếp tục tăng. Trong khi đó, chi phí cho mỗi vụ tấn công rất rẻ mạt: từ vài trăm USD cho phi vụ đơn giản đến 30-40 ngàn USD đối với các cuộc tấn công có nhiều tàu tham gia.

Các chuyên gia cho rằng, một hoạt động cướp biển điển hình có từ 3-5 nhà tài trợ. Các nhà tài phiệt, chủ yếu thuộc cộng đồng Somalia, vốn nắm ít tiền mặt trong nước nhưng sở hữu nhiều nguồn lực tài chính ở nước ngoài, đã sử dụng hoạt động rửa tiền để chuyển tài chính về nước. Trung bình, các doanh nhân bỏ túi khoảng một nửa tổng số tiền chuộc, còn những nhân vật trực tiếp thực hiện phi vụ thường thỏa mãn với số vật chất có trên tàu. Vasily Gustuliak, chuyên gia tại Viện Quốc gia và luật pháp Nga cho biết: "Thông thường, chiến lợi phẩm chính là cabin và ngoại tệ trong két sắt của thuyền trưởng. Lợi nhuận là tiền mặt được đổi từ tiền chuộc thông qua các trung gian, dành mở rộng hơn nữa hoạt động tội phạm. Trước hết là đầu tư mua vũ khí, tàu cao tốc và đáp ứng các nhu cầu khác”.

Một số hải tặc ngày nay đang thay đổi chức năng hoạt động. Chúng cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân tiềm năng và thực tế, chẳng hạn thực hiện tư vấn hoặc đàm phán.

Nhưng tất nhiên, cấp độ kinh doanh này không hấp dẫn các tay chơi tầm cỡ, vốn đòi hỏa hồng lớn với phần trăm cao. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, cướp biển Somali đang tập trung săn lùng các lô vũ khí và thiết bị quân sự lớn, vốn khó chiếm đoạt nếu chỉ thực hiện các đơn đặt hàng của ai đó. Rõ ràng, có các đối tượng cung cấp thông tin cho hải tặc, chỉ điểm đối tượng tàu đáng cướp bóc.

Tình hình cho thấy Vịnh Aden là một mắt xích quan trọng trong bàn cờ lớn về địa chính trị, còn bản thân hải tặc là hoạt động che đậy, tấm màn phủ hoàn hảo cho các giao dịch ngầm của giới tài phiệt.

Th.Long

tổng hợp