Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thưởng tiền cho trẻ có phải là cách khích lệ?

05:50 | 08/07/2012

535 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều bậc phụ huynh thường chọn cách khích lệ con em mình đạt kết quả tốt trong học tập, chăm chỉ và nhiệt tình hơn đối với các công việc nhà bằng lời hứa hẹn sẽ thưởng một khoản tiền. Thực ra, đây không phải là một cách dạy trẻ sai lầm, nhưng nếu không khéo điều chỉnh thì đây lại chính là ngọn nguồn của những ý thức và hành vi không hay của trẻ.

Chị Thanh Hải, vốn là một nhà báo từng có thời gian làm phóng viên thường trú ở một vài nước châu Âu. Qua những năm tháng hòa nhập với cuộc sống của người châu Âu, chị Hải rất tâm đắc với một số cách dạy con của họ. Trong đó việc dạy con ý thức tự kiếm tiền và tích cóp tiền để tự mua món đồ mình thích được chị Hải rất quan tâm học hỏi. Tuy nhiên, khi có con và về nước sinh sống rồi áp dụng cách dạy con này, chị Hải nhận ra mình chưa thực sự biết cách dạy con bằng… tiền thưởng.

Khi bé làm việc nhà, đạt được điểm tốt, chị Hải thường thưởng cho bé một khoản tiền từ 20.000 đến 50.000 đồng. Bé Bin – con trai chị lên 7 tuổi bỗng trở nên “yêu sách”, bất cứ khi nào chuẩn bị làm việc gì, kể cả việc dọn đồ chơi của chính mình, bé cũng đòi hỏi và giao hẹn “phải được trả tiền”. Nhiều lần đưa bé đi chơi, đến nhà bạn bè, chị Hải phát ngượng với những câu trả lời của con. Ví dụ: “Bin, con xếp gọn giày của con vào đi chứ?” – “20.000đ mẹ nhé!”; hay “Bin, con dắt em cho khỏi ngã…” – “Tiền công là 50.000đ cơ. Con còn thiếu 120.000đ nữa mới đủ mua Chiến cơ siêu hạng…”.

Trường hợp bé Bin nhà chị Hải vẫn chưa đáng ngại bằng các trẻ cố giành được khoản tiền thưởng và mải mê tiêu số tiền đó trong các hàng game, lơ là học hành và dẫn đến những hành vi gian dối hòng có được tiền thưởng từ bố mẹ, ông bà.

Có một bà mẹ đã viết nhật ký về cách thưởng tiền cho con thế này: “Bố mẹ đã cùng thống nhất với nhau sẽ thử nghiệm cách làm này trong 6 tháng. Nếu tình hình tốt hơn, biện pháp này sẽ được áp dụng cho tới khi bố mẹ thấy không cần thiết nữa. Số tiền rất nhỏ, thậm chí phải vài lần thưởng, các con mới gom đủ để mua truyện tranh. Thế nhưng mẹ thấy các con rất vui. Với cách này, hai đứa đã dùng tiền của mình góp lại để mua truyện tranh. Cũng nhờ thế, hai con biết giữ gìn mấy cuốn truyện đó hơn, chứ không vứt lăn lóc như trước.

Mẹ áp dụng phương pháp của bố nhưng có sáng tạo hơn một chút. Cách này là mẹ học được từ một người khác chia sẻ trên blog. Mỗi lần thanh toán tiền điện, nước, mẹ gọi con lại và bảo: “Vì con hay quên tắt đèn và quạt khi không sử dụng, tiền điện tháng này mẹ phải trả nhiều quá. Con có muốn góp phần tiền xu với mẹ để thanh toán không? Nếu không, nhà mình bị cúp điện mất!”. Cách này hiệu quả hơn mẹ mong đợi. Dạo này, hai con rất ý thức tiết kiệm điện, nước, có lẽ vì sợ mẹ bắt góp tiền một lần nữa. Hôm qua, sinh nhật mẹ thật là vui. Mẹ vui không hẳn vì món quà là lọ nước hoa của bố. Mẹ cảm động vì chiếc kẹp tóc xinh xắn mà hai thiên thần nhỏ đã dùng tiền “bỏ ống” của mình để mua tặng mẹ.

Vậy có nên khuyến khích con trẻ bằng cách treo thưởng hay không? Mẹ thiết nghĩ, dạy con biết trân trọng những đồng tiền do công sức mình làm ra là việc mà bậc phu huynh nào cũng cần làm. Qua câu chuyện trên, mẹ cũng mong mỗi bậc cha mẹ hãy dành thời gian để nhìn nhận lại quan niệm về thưởng – phạt cho con trẻ. Họ có thể chọn cách thức riêng biệt để thực hiện việc này trong gia đình mình. Từ đó, họ rút ra được những kinh nghiệm hay để việc giáo dục thế hệ tương lai có thể phát triển theo chiều hướng tích cực”.

Khôi Nguyên

Năng lượng Mới số 135, ra thứ Ba ngày 6/7/2012