Thương mại điện tử: Sôi động các thành phố lớn, nông thôn buồn tẻ
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử ở nước ta ngày càng phát triển và hiện đã đạt tốc độ tăng trưởng cao với quy mô giao dịch trực tuyến sắp chạm mốc 10 tỷ USD.
Thương mại điện tử diễn ra sôi động các thành phố lớn trong khi nông thôn buồn tẻ |
Phần lớn hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở hai trung tâm kinh tế là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh năng động liền kề như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương và các thành phố lớn trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hoạt động kinh doanh trực tuyến tại hầu hết các tỉnh khác còn yếu và có nguy cơ ngày càng tụt lại.
Ước tính Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70% giao dịch thương mại điện tử. Trong khi đó, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Khu vực nông thôn có tiềm năng tiêu thụ lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp sản phẩm đa dạng phù hợp với bán hàng trực tuyến thì quy mô thương mại điện tử rất nhỏ.
VECOM cho biết: VECOM đề xuất các cơ quan, tổ chức cùng xây dựng và triển khai Chương trình “Phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025”. Mục tiêu của Chương trình là tới năm 2025 tỷ trọng thương mại điện tử của 61 tỉnh, thành phố đạt tới 50%, trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh ở mức cao trên 25%. Qua đó, cũng nhằm thúc đẩy việc ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước, giúp thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
Hoạt động đầu tiên của chương trình là Dự án dừa Bến Tre online được khởi động vào tháng 4/2019 vừa qua. Trong giai đoạn Khởi động, Lazada cùng một số doanh nghiệp cung cấp giải pháp online đã đào tạo, tư vấn, hỗ trợ khoảng 20 doanh nghiệp dừa ở Bến Tre mở gian hàng trên sàn giao dịch điện tử.
Trong thời gian tới, VECOM sẽ tiếp tục mở rộng với các địa phương khác như An Giang, Đồng Tháp, Long An… qua phối hợp với Sở Công Thương những tỉnh này xây dựng chiến lược cụ thể để đưa hàng đặc sản, nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Ông Dũng cũng khuyến cáo doanh nghiệp phải chủ động hơn nữa, có sự cập nhật thông tin, kiến thức nhiều hơn, bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa, phát triển thương mại điện tử để tham gia vào sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 23/10: Xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD một quý
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce