Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thứ trưởng Bộ GTVT: Phí BOT ở Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á!

17:21 | 12/04/2016

4,285 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước làn sóng dư luận cho rằng, trạm thu phí BOT dày đặc và tăng phí quá cao trên tuyến quốc lộ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định, mức phí tại các trạm thu phí BOT của Việt Nam đang thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam aTừ 5/5, "khai tử" trạm thu phí Phả Lại
thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam aHà Nội có ít trạm thu phí BOT nhất
thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam aĐề xuất tăng mức thu phí đường bộ tuyến Quốc lộ 5

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị giao ban quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2016 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra vào ngày 12/4. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tham dự hội nghị.

Phí BOT thấp nhất Đông Nam Á

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, thời gian qua ngành Giao thông Vận tải đã có những đột phá trong kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông. Qua đó, hơn 700km đường cao tốc được đưa vào vận hành.

thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam a
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng và lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại không ít bất cập trong việc bố trí các trạm thu phí BOT cũng như lộ trình tăng phí tại các trạm này. Một số tuyến vận tải ngắn, phí đường bộ quá cao dẫn tới tình trạng xáo trộn trong giá cước vận tải. Đơn cử trên tuyến Hà Nội - Thái Bình chỉ có 100km đã có tới 4 trạm thu phí BOT.

Trước thực trạng này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại cự ly của các trạm BOT, tìm cách gom các trạm lại để có thể thực sự tiệm cận với quy định cứ cách 70km mới có một trạm BOT.

Phản hồi lại ý kiến mật độ trạm BOT dày đặc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, một tuyến đường trạm phí được đặt cơ bản cách nhau 70km, một số trạm 60 - 70km là do không có vị trí hợp lý để đặt trạm. Trong cùng một bán kính 50km không có quá 3 trạm phí. Thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ rà soát để phù hợp.

Nói đến lộ trình tăng phí BOT liên tục và ở mức cao, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, trong quá tình xây dựng dự án BOT, Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình  tăng phí theo CPI (chỉ số giá tiêu dùng) cũng như lộ trình hoàn vốn để đảm bảo lợi ích các bên. Trong lộ trình cứ 3 năm một tính mức độ tăng trưởng trượt giá như thế nào để đưa về mức phí BOT cho phù hợp, tăng giảm điều chỉnh theo CPI, bình quân của 3 năm.

“Đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của người dân, Bộ Giao thông Vận tải đã xem xét tổng thể, tất cả các trạm phí hiện nay có 2 loại. Một là trạm phí thu trên cao tốc thực hiện theo km, mức trần cho phép cao nhất là 2.000 đồng/phương tiện/km, hiện đang thực hiện 1.000, 1.200 và 1.500 đồng/xe tiêu chuẩn/km. Hai là các trạm trên tuyến quốc lộ chủ yếu thu theo phương án tài chính của nhà đầu tư với mức phí cao nhất là 45.000/xe tiêu chuẩn/km, hiện chỉ thu 30.000-40.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km, một số trạm đã thu kịch giá trần” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét tính toán lưu lượng phương tiện cũng như sức chịu dựng của người dân để xem xét lộ trình tăng hợp lý. Hiện vẫn cơ bản áp dụng mức 35.000 đồng.

Trước thông tin đề xuất rằng, Bộ Giao thông Vận tải có tính tới chuyện thu mua lại một số trạm thu phí BOT hay không? Về việc này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, gần như không thể.

thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam a
Trạm thu phí BOT trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua địa phận Thanh Hóa.

Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói, hiện ngân sách Nhà nước rất khó khăn nên mới phải kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư. Nhà nước sẽ thông qua thu phí của người dân để hoàn trả doanh nghiệp thành nhiều năm.

“Trên thế giới, một số nước có đặt ra vấn đề mua lại các trạm thu phí BOT nhưng đó là khi nền kinh tế phát triển, GDP trên đầu người đạt ở mức 15.000 USD/người/năm trở lên, chứ ở Việt Nam hiện nay mới đạt xấp xỉ 3.000 USD thì rất khó để mua lại” – Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết thêm, đầu tư các dự án BOT với số tiền lớn nhưng mức thu phí tại Việt Nam tính trên một km hiện đang thấp nhất khu vực Đông Nam Á và cũng thấp hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Dẫn chứng, mức tính phí trên km đường đầu tư bằng hình thức BOT tại Trung Quốc khoảng 1 Nhân dân tệ/km (khoảng 3.300 đồng/km), tại các nước châu Âu khoảng 0,5 USD/km (tương đương khoảng hơn 10.000 đồng/km), còn tại Việt Nam mức trần là 2.000 đồng/km.

Cần công khai minh bạch thông tin

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng nhấn mạnh, thời gian qua và quý I/2016, toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành Giao thông Vận tải đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực hết sức để đạt được nhiều thành tựu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, còn nhiều khó khăn thách thức, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị tân Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa ngay sau hội nghị này, tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉ đạo các đơn vị bổ sung vào nhiệm vụ trong Quý II cũng như trong năm 2016, đặc biệt lưu ý đến việc phải luôn đối thoại với các doanh nghiệp trong ngành để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

thu truong bo gtvt phi bot o viet nam thap nhat dong nam a
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng phát biểu tại hội nghị.

“Về mặt quản lý Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, công chức ngành Giao thông Vận tải phải nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ của người thực thi công vụ để quản lý tốt công tác vận tải. Hiệp hội vận tải ôtô cũng phải chấn chỉnh, phối hợp các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải nâng cao ý thức của doanh nghiệp và người lái xe. Có vậy, công tác quản lý vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông mới được đảm bảo” – Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng yêu cầu.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải quan tâm đến hiệu quả đầu tư và suất đầu tư, nguồn vốn đối ứng, các chính sách thu hút đầu tư. Đồng thời quan tâm đến kết nối vùng, đến giao thông cửa ngõ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, phải đẩy nhanh các dự án, đặc biệt các dự án đường sắt đô thị cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Phải đẩy nhanh tiến độ bằng các cơ chế đột phá Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Dự án đường bộ cao tốc kết nối Bắc - Nam. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, ngành giao thông phải chuẩn bị đủ các điều kiện để báo cáo được Quốc hội về dự án đường sắt tốc độ cao, hoàn thiện sớm dự án hơn 4000 cầu dân sinh.

“Ngành giao thông cần quan tâm xã hội hoá đầu tư công. Việc gì người dân làm được để cho người dân làm, không ôm việc, không làm thay. Người dân và doanh nghiệp làm sẽ hiệu quả hơn” - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh yêu cầu.

Đối với công tác truyền thông, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm là cần phải công khai minh bạch với thông tin truyền thông. Không né tránh, không ngại, chủ động cung cấp thông tin. Có lỗi nhận lỗi, coi thông tin truyền thông là công cụ để quản lý Nhà nước được tốt hơn…

Thiên Minh