Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường ngân hàng: Những động thái tích cực

10:46 | 26/09/2011

446 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2011 vừa được NHNN tiến hành.

Điểm “nóng” nhất trong hoạt động kinh tế xã hội thời gian qua tiếp tục được NHNN đưa ra bàn thảo với các ngân hàng thương mại (NHTM) và đã có được sự đồng thuận trong việc áp dụng lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 17-19%. Đặc biệt, duy trì trần lãi suất huy động vốn bằng VND 14%/năm, giữ nguyên trần lãi suất bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng là tổ chức và dân cư.

Đồng thuận duy trì trần lãi suất huy động VND 14%/năm là một câu chuyện rất cũ. Trong cuộc họp vào trung tuần tháng 12 năm ngoái giữa Ban Lãnh đạo NHNN Việt Nam với Tổng thư ký và các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đại diện lãnh đạo các NHTM đều cho rằng, cần phải ngăn chặn ngay tình trạng cạnh tranh đua tăng lãi suất không lành mạnh, mặc cả lãi suất ngầm khiến thị trường ngân hàng hỗn loạn và được ví như “cái chợ”. Tiếp đó, các NHTM đã nhất trí cao việc đưa mặt bằng lãi suất huy động VND bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. Đặc biệt, câu chuyện này không dừng ở mức đồng thuận, mà là sự cam kết của tất cả các NHTM để cùng thực hiện!

Tuy nhiên, câu chuyện diễn ra sau đó như thế nào, tất cả chúng ta đều đã biết. Ngay ở các TCTD có sự góp vốn của Nhà nước những món tiền gửi VND nhỏ, bên cạnh lãi suất 14%/năm, tổ chức này còn khuyến mại bằng quà cho khách hàng như áo mưa, ô, cốc thủy tinh… Còn những khoản tiền lớn, lãi suất sẽ được thỏa thuận có khi lên đến 19%/năm. Do vậy, ở các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cỡ lớn, trung, tiểu câu chuyện nâng lãi suất lên cao càng rất bình thường và mức lãi suất huy động còn lên đến 21%/năm.

Lý giải về sự “vượt rào”, các TCTD có vốn của Nhà nước hay các NHTM lớn “tố” các NHTM nhỏ “ráo riết” đẩy lãi suất lên cao nên các ngân hàng này buộc phải nâng lãi suất lên theo để giữ khách. Còn các NHTM nhỏ phân trần “tại” các TCTD có vốn của Nhà nước hay các NHTM lớn đã có nhiều ưu thế đặc biệt không phải lo lắng về thanh khoản lại còn đưa lãi suất huy động VND lên 14%/năm thì các NHTM nhỏ còn đâu đất để “sống”? Đó là chưa kể việc cào bằng tăng trưởng tín dụng cũng tạo thêm “áp lực” cho các NHTM nhỏ. Do vậy, các chuyên gia ngân hàng đã lên tiếng khuyến nghị NHNN nên có sự hỗ trợ thanh khoản cho NHTM nhỏ và bỏ quy định cào bằng tăng trưởng tín dụng.

Nói lại dài dòng câu chuyện cũ nhưng có lẽ không thừa bởi vấn đề chính ở đây vẫn là sự hỗ trợ của NHNN về thanh khoản cho các NHTM nhỏ, nếu không những ngân hàng này hoặc là “sống” hoặc là “chết” thì vẫn phải “liều”. Một vị chuyên gia phân tích, khi lãi suất huy động được “đánh đồng” về cùng một mức thì rõ ràng các NHTMCP nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh huy động vốn do yếu thế về thương hiệu, mạng lưới. Lẽ đương nhiên, trước áp lực sống còn, việc các NHTMCP nhỏ “lách trần” cũng là điều dễ hiểu.

Đó là chưa kể việc cào bằng tăng trưởng tín dụng cũng tạo thêm “áp lực” cho các NHTM nhỏ. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, chế tài xử phạt mạnh là chưa đủ, để ổn định thị trường tiền tệ, NHNN cần hỗ trợ thanh khoản cho NHTM nhỏ và bỏ quy định cào bằng tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, cơ cấu lại hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”. Đó mới là giải pháp loại bỏ từ gốc mầm mống chạy đua lãi suất. Đồng thời, NHNN nên tăng dự trữ bắt buộc sẽ khiến NHNN có được một nguồn tài chính khá lớn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM mà không phải cung thêm tiền, nên không ảnh hưởng đến lạm phát.

Trong bối cảnh hiện tại, một vài biện pháp hành chính đi kèm là điều không thể tránh khỏi, đó là NHNN cần phải thanh tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường.

Do vậy, chế tài xử phạt NHNN đưa ra được đánh giá là rất quyết liệt như: đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của TCTD; hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động của TCTD trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử lý; hạn chế hoặc tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm thuộc TCTD đó. Bước đầu, đã có chi nhánh của Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bị xử lý vì vượt trần. Riêng DongAbank còn bị "phạt” không cho mở chi nhánh, phòng giao dịch và đặt ATM trên toàn quốc.

Tuy nhiên, những biện pháp hành chính như đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành của TCTD được các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng đánh giá là can thiệp sâu, trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng là giải pháp tình thế trong tình hình kinh tế hiện nay. Về lâu dài, NHNN cần “đóng” đúng vai trò của mình và để thị trường tự vận động theo quy luật.

An Thu