Thị trường bất động sản “nóng” trở lại, nhiều nhóm ngành hưởng lợi
Thị trường bất động sản vẫn “nóng”
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cứ sau mỗi đợt dịch tạm lắng, thị trường bất động sản lại “nóng” trở lại. Ngay cả trong giai đoạn giãn cách, thị trường bất động sản vẫn được giao dịch sôi động với những con số đáng ngạc nhiên. Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, đã có khoảng 55.000 giao dịch được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng mạnh so với hơn 40.000 giao dịch cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chỉ số về mức độ quan tâm tới bất động sản luôn tăng sau mỗi đợt dịch, cụ thể: sau đợt dịch đầu tiên tăng 306%, sau đợt 2 tăng 62% và sau đợt 3 tăng mạnh tới 378%. Vậy nên“Bất động sản có bị ảnh hưởng nhưng điều này không làm cho thị trường dừng lại mà vẫn luôn có sức sống.”, ông Đính khẳng định.
Hơn nữa, việc nhiều nhóm ngành, dịch vụ bị “đóng băng” quá lâu khiến danh mục đầu tư bị thu hẹp lại, thì rõ ràng bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư giữ vị thế vàng. Trên thực tế, nhìn lại các chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản, giá có xu hướng tăng giảm đan xen trong ngắn hạn, song về dài hạn luôn tăng mạnh theo thời gian và mang lại lợi nhuận tốt. Với quyết tâm của Chính phủ trong chiến dịch “phủ sóng Vaccine” toàn quốc, nhiều địa phương trên cả nước cũng dần kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, dòng tiền sẽ quay lại với bất động sản và thị trường chắc chắn sẽ ngày càng khởi sắc. Theo đó, thanh khoản và giá bất động sản sẽ còn tiếp tục tăng. Kinh nghiệm từ lịch sử cũng cho thấy, sau mỗi lần nền kinh tế gặp khó khăn, thị trường bất động sản đều phục hồi rõ rệt và đi đầu trong quá trình phục hồi đó.
Mặt khác, bất động sản sẽ phát triển tích cực hơn khi gắn liền với cơ sở hạ tầng giao thông. Chính vì vậy, việc Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng như các tổ chức tài chính sẵn sàng đưa ra các phương án hỗ trợ doanh nghiệp sẽ mang lại những tác động tích cực đối với thị trường bất động sản nói chung, đẩy mạnh các dự án nói riêng, từ đó càng tăng thêm cơ hội phục hồi cho thị trường cũng như toàn nền kinh tế.
Đòn bẩy cho nhóm ngành “cộng sinh”
Có thể nói, có rất nhiều yếu tố thuận lợi để bất động sản tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong năm 2022. Để đáp ứng nguồn cung ra thị trường, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng. Thị trường bất động sản “nóng” trở lại chắc chắn sẽ kéo theo sự hồi phục mạnh mẽ từ các nhóm ngành cung ứng như vật liệu xây dựng, xây lắp thi công, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nguồn vốn chắc chắn sẽ khiến cho các doanh nghiệp “đau đầu” sau một thời gian dài thị trường chững lại, chi phí vận hành, duy trì đã tiêu tốn không ít. Từ chủ đầu tư, tổng thầu, nhà thầu chính đến nhà thầu phụ và mọi đơn vị cung ứng chắc chắn đều phải loay hoay với bài toán này.
Để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho việc triển khai công trình, ngân hàng PVcomBank đã triển khai đa dạng hình thức cấp tín dụng như phát hành bảo lãnh, cho vay ngắn – trung hạn và phát hành LC với thời hạn, hình thức trả gốc, lãi linh hoạt. Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn để triển khai các dự án, PVcomBank còn cấp tín dụng cho mục đích thanh toán tiền lương, chi phí nhân công, chi phí khối gián tiếp, văn phòng của khách hàng.
Sản phẩm của PVcomBank bao quát hết được các đối tượng khách hàng theo chuỗi, được thiết kế chuyên biệt dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thi công với mô hình công trình được phân loại rõ ràng gồm: nhóm 1 gồm các công trình cho PVcomBank tài trợ vốn, tập đoàn EVN/PVN làm chủ đầu tư; nhóm 2 gồm các công trình do Bộ, Cục, Sở, UBND, Cơ quan hành chính sự nghiệp, tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp FDI làm chủ đầu tư và nhóm 3 gồm các công trình còn lại. Sản phẩm mang được đánh giá là có tính cạnh tranh cao khi có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn từ đấu thầu, thi công, đến nghiệm thu thanh toán công trình…Với hạn mức cấp tín dụng lên tới 80% giá trị hợp đồng, khách hàng sẽ chủ động nguồn tài chính cho các nhu cầu để thi công công trình và mua máy móc, tài sản cố định.
Trong toàn bộ chuỗi thi công, dòng vốn từ các tổ chức tín dụng là vô cùng quan trọng. Việc tiếp cận được nguồn vốn với hạn mức và kỳ hạn linh hoạt sẽ giúp các doanh nghiệp xây lắp, thi công có khả năng đẩy nhanh tiến độ cung ứng, đảm bảo công tác vận hành, tiến độ thi công, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh đấu thầu trên thị trường bất động sản đầy sôi động sắp tới.
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần