Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thêm nhiều ông đồ không… biết chữ

09:31 | 06/02/2015

1,309 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lần 2 cuộc thi sát hạch để các ông đồ được vào Hồ Văn “cho chữ” Xuân Ất Mùi chỉ có 50% ông đồ có tác phẩm đạt yêu cầu.

>> Buồn như thầy đồ… thi hỏng!

Trước đó, cuộc thi sát hạch diễn ra vào 31/1 cũng có tới 70% ông đồ thi trượt. Thông tin này quả đã khiến không ít người dân… ngỡ ngàng.

Mặc dù trong cuộc sát hạch lần hai có rất nhiều “thầy đồ” là thành viên của các Câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội nhưng số lượng “đỗ” vẫn không quá bán.

Cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 diễn ra vào 5/2

Nhận xét về các thầy đồ, nhà thư pháp Lê Quốc Việt nói: Tôi không thể tưởng tượng nổi sẽ có tình trạng này, có những người lấy tiền thật mà bán hàng giả. Trong cuộc thi sát hạch, các thầy mắc phải những lỗi rất cơ bản, chứng tỏ vốn chữ của họ quá tầm thường, không đủ phục vụ người dân. Vậy là thời gian quá đã có quá nhiều người đã núp bóng thầy đồ để lấy tiền của dân”.

Được biết, với chủ đề mùa xuân và khuyến học với 50 đề thi. Yêu cầu người thi trình bày chữ trên giấy xuyến chỉ trong vòng 15 phút sao cho như một bức tranh chữ, đúng từ điển, không tự chế chữ, đảm bảo giám khảo đọc được.

Quy định người viết không được xem từ điển, điện thoại tra từ dưới mọi hình thức và hỏi chữ người bên cạnh. Ai vi phạm sẽ bị đánh dấu xem xét huỷ bài thi. Thế nhưng nhiều ông đồ vẫn bất chấp vi phạm và không ít thầy đồ đã bị… đánh dấu bài.

50% thầy đồ thi trượt

Có nằm mơ cũng không thể ngờ “chất lượng” thi chữ của những người được mặc định là hay chữ lại thảm hại đến vậy. Trong cuộc sát hạch lần 1, TS. Phạm Văn Ánh, thành viên ban phụ trách chấm thi đã từng thất vọng: Đề thi phần chữ Hán tương đối dễ, các thầy đồ chỉ phải viết đúng 4 chữ với những yêu cầu tối thiểu. Vậy mà số thầy viết được cả 4 chữ rất ít, có người viết 4 chữ thì sai đến 3 chữ, thậm chí có người viết còn không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy. Nguy hiểm hơn là có thầy còn chưa cả biết cách… cầm bút.

Từ thực trạng này Nhà thư pháp Lê Quốc Việt cho rằng: "Phố ông đồ" không phải nơi để phân lô bán hàng, chặt chém con chữ, bòn rút tiền của người dân. Vậy nên các ông đồ hãy nhìn vào chính mình, thấy yếu thì rút lui, đừng nhân chữ bẩn, nhân chữ xấu thêm nữa.

Huy An (tổng hợp)