Phố “ông đồ” Văn Miếu bày mực tàu giấy đỏ đón xuân
Hội chữ Xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở lại sau 2 năm tạm dừng |
Bắt nguồn từ tinh thần hiếu học, coi trọng chữ nghĩa, xin chữ đầu năm là một trong những nét đẹp văn hoá đặc trưng, lâu đời của người Việt, có ý nghĩa tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp mà thầy đồ gửi gắm đến cho người nhận. Việc xin chữ còn thể hiện mong muốn xin được cái thanh tao, tài giỏi, đức độ từ người thầy.
Xin chữ, cho chữ là nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt. |
Trên nền giấy đỏ, mỗi người sẽ xin một con chữ tượng trưng cho những kỳ vọng, mong muốn của bản thân trong năm tới, có thể là cầu may mắn, tài lộc, hạnh phúc, bình an... Sau 2 năm phải đóng cửa vì dịch Covid-19, trong không khí xuân Quý Mão 2023, phố “ông đồ” Văn Miếu lại tấp nập người qua lại, xin chữ đầu năm.
Hoạt động xin chữ, cho chữ đầu năm ghi nhận dọc tuyến phố Văn Miếu, trong khuôn viên Hồ Văn và Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Tuyến phố Văn Miếu
Các ông đồ già, trẻ, khăn xếp, áo the, bày mực tàu giấy đỏ cho chữ dọc tuyến đường Văn Miếu. |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Người dân xếp hàng mua giấy đỏ trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Gian hàng bán đồ lưu niệm và chữ đã viết sẵn cho những người không có thời gian xếp hàng. |
Khu vực Hồ Văn
Các quầy cho chữ tập nập người qua lại, xin chữ cầu may cho năm mới. |
Công nghệ "làm khô mực" siêu tốc. |
Người dân thích thú, ghi lại khoảnh khắc thầy đồ giải thích ý nghĩa của các con chữ. |
Trong khuôn viên Hồ Văn còn có khu vực bán tò he và khu dành cho các trò chơi dân gian thu hút nhiều em nhỏ. |
Minh Đức
-
96 thủ khoa xuất sắc được Ghi danh sổ vàng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
-
Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính thức bán vé trực tuyến cho khách đoàn từ ngày 15/8
-
Hà Nội đón 332 nghìn lượt khách du lịch dịp Tết Quý Mão
-
Bình ổn thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão
-
Thợ mỏ TKV hân hoan đón Xuân Quý Mão