Thêm khách hàng châu Á mới hưởng lợi từ dầu giá rẻ của Nga
Các công ty dầu mỏ của Nga, bị ảnh hưởng bởi các biện pháp của phương Tây, giảm giá lớn cho khách hàng của họ. Đây là trường hợp của Mông Cổ, quốc gia có được thỏa thuận mua xăng với giá thấp từ công ty Rosneft. Theo đó, công ty Nga đảm bảo xuất khẩu các sản phẩm tinh chế cho Mông Cổ, trong khi thị trường đang bị thu hẹp đáng kể..
Theo các cuộc đàm phán giữa Mông Cổ và Rosneft, công ty Nga chào bán xăng với giá bán lẻ thấp hơn 35% so với giá thị trường. Nhờ thỏa thuận với Rosneft, Chính phủ Mông Cổ sẽ có thể giảm áp lực về giá cho người dân. Trên thực tế, Mông Cổ sẽ trả 840 đô la cho mỗi tấn xăng Al-92, tương đương khoảng 99,4 đô la/thùng.
Giá bán nhiên liệu tại Mông Cổ sẽ được đưa ra ở mức 2.390 Togrog/lít, tương đương 76 cent, cho đến cuối năm 2022. Mức này thấp hơn khoảng 1.340 Togrog/lít (43 cent) so với giá thị trường.
Yondon Gelen, Bộ trưởng Bộ Mỏ và Công nghiệp nặng Mông Cổ cho biết: “Mức giảm đáng kể mà chúng tôi có thể đảm bảo cho đến cuối năm sẽ bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ Mông Cổ phục hồi sau đại dịch COVID-19”.
Trên thực tế, việc giảm giá đáng kể đến cuối năm sẽ khiến giá sinh hoạt trong nước có thể giảm.
Hơn nữa, quyết định này cho thấy chiến lược của Nga muốn cung cấp xăng với giá giảm. Do các lệnh trừng phạt, Rosneft muốn đảm bảo đầu ra cho xuất khẩu dầu của mình.
Trung Quốc âm thầm mua dầu giá rẻ của Nga |
PetroChina cho biết không có kế hoạch mua dầu giá rẻ của Nga |
Nh.Thạch
AFP
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Vòng cấp phép năm 2024: Bước ngoặt cho ngành dầu khí Nigeria
-
[PetroTimesTV] Đảng uỷ DQS tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận 76-KL/TW
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ