Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thấy gì qua vụ Minh 'béo' bị bắt ở Mỹ?

17:42 | 11/04/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Bị khởi tố bởi 3 tội danh: “Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thành niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô”, nếu bị buộc tội, ngoài việc đối diện với thời gian ngồi tù khoảng 5-20 năm thì sau khi thụ án, Minh “béo” sẽ bị trục xuất khỏi nước Mỹ và vĩnh viễn không được quay trở lại đất nước này.  
thay gi qua vu minh beo bi bat o my Nghi án ‘chạy tội’ cho Minh béo và hiểm họa ‘tâm thần hóa’ xã hội

Việc Minh “béo” bị bắt ở nước ngoài gây chấn động dư luận trong nước. Đáng buồn hơn là trong diễn biến của vụ việc, nhiều ý kiến cho rằng: Minh “béo” nên “chạy” giấy chứng nhận tâm thần sẽ có khả năng thoát tội. Thực tế thì, giấy chứng nhận tâm thần từ lâu ở Việt Nam đã được xem như bùa hộ mệnh, một thứ “miễn tử kim bài” của nhiều người.

Thế nhưng, theo nhiều người am hiểu luật pháp Mỹ, kể cả khi có “bảo bối theo kiểu Việt Nam” thì cũng khó có thể qua mặt được hệ thống luật pháp ở đây. Đơn giản vì luật pháp Mỹ không cảm tính và duy tình như Việt Nam.

Từ động thái này có thể thấy, hành vi tuân thủ pháp luật của người Việt còn quá kém. Chưa kể, nhiều người còn cho rằng, với những hành vi như của Minh “béo” ở Việt Nam thì quá… bình thường. Quả là bình thường, bởi hằng năm Việt Nam phát hiện cả nghìn vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, thế nhưng rất ít sự việc được đưa ra ánh sáng.

Thậm chí, có những sự việc bị phát giác nhưng nhanh chóng được giải quyết theo kiểu… dĩ hòa vi quý. Thành thử, những hành vi xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng tăng, mức độ càng trầm trọng khi xảy ra cả trong môi trường giáo dục.

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Bài học cho người Việt khi ra nước ngoài

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ có nhiều khác biệt. Những khác biệt này xuất phát từ các yếu tố như văn hóa, lịch sử, địa lý...

Khi một người Việt Nam ra nước ngoài thì bản thân họ phải tuân thủ hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam (các quy định của luật Việt Nam) và hệ thống pháp luật của nước sở tại. Vì vậy, cần tìm hiểu những nét văn hóa và các quy định pháp luật đặc thù, khác biệt ở những nơi mà ta sắp đặt chân đến.

Về nguyên tắc chung thì tài sản, tính mạng, nhân phẩm, quyền tự do, dân chủ... thì bất cứ quốc gia nào cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Mọi hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của trẻ em, phụ nữ, người già... đều bị xử lý nghiêm minh.

Ở các nước phát triển thì các quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư... được pháp luật ghi nhận và bảo đảm tốt hơn ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Một trong những phao cứu sinh của khách du lịch, người công tác, làm việc ở nước ngoài là ngoại ngữ.

Cần đọc và giao tiếp được bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước sở tại. Nếu có hướng dẫn viên thì nên tận dụng thời gian để họ hướng dẫn về các nét văn hóa và pháp luật của nước sở tại để tránh vi phạm.

Ở Mỹ thì vai trò của luật sư thể hiện rất tốt trong quan hệ tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự. Quyền im lặng được quy định và bảo đảm cao mang tính chất thực tế và minh bạch. Như vậy, nghi phạm có quyền im lặng và trông chờ sự trợ giúp của luật sư. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thực sự thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật rõ ràng, minh bạch và được thực thi một cách nghiêm minh, công bằng.

Trước thông tin cho rằng, trong vụ việc này, chính Minh “béo” cũng là “nạn nhân” của một “cái bẫy” mà phía cảnh sát Mỹ giăng ra nhằm buộc tội anh này, tôi cho rằng trong trường hợp này thì pháp luật Mỹ cho phép vì nghi phạm đã nảy sinh ý định phạm tội. Gài để bắt quả tang, chứng minh ý định phạm tội. Đây cũng là một phương pháp để chứng minh tội phạm của quốc gia này.

TS Trương Văn Vỹ (Giảng viên Xã hội học tội phạm - Đại học Quốc gia TP HCM):

Phải nâng cao ý thức thực thi luật pháp

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Vụ việc của Minh “béo” vẫn còn đang tiếp diễn nên chưa thể kết luận cụ thể. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều bài học cho chúng ta. Nước Mỹ là nước sống bằng pháp luật nên khi làm bất cứ việc gì nó cũng có bằng chứng và có cơ sở cả. Theo tôi điều rút ra đầu tiên đó là khi đến một đất nước nào thì chúng ta phải “nhập gia tùy tục”, phải hiểu được cái phong tục tập quán ở đất nước đó.

Với sự việc mà danh hài Minh “béo” gặp phải, có thể ở Mỹ các quy định hành vi cụ thể và chặt chẽ hơn ở Việt Nam. Đơn cử như việc ở Mỹ, người ở độ tuổi vị thành niên có vào cửa tiệm lấy cắp đồ thì chúng ta cũng không có quyền lao vào ôm hoặc giật cái đồ từ tay người này. Bởi rất có thể hành vi ấy sẽ bị kết vào việc lạm dụng tình dục, hoặc cưỡng dâm trẻ em. Trong trường hợp đó, chúng ta chỉ được báo công an. Nhưng ở Việt Nam thì luật pháp chưa quy định cụ thể những hành vi này.

Còn liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng là hành động đáng lên án. Vì đây là hành động thiếu chuẩn mực nghiêm trọng khi trẻ em là đối tượng đặc biệt, dễ bị lừa dối nhất mà cũng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng ở Việt Nam, người dân lại chưa ý thức được rõ ràng vấn đề này.

Chính vì chưa ý thức rõ về luật pháp nên mới có việc nhiều ý kiến tư vấn cho rằng, danh hài Minh “béo” có thể “chạy” giấy tâm thần để thoát tội. Theo tôi, đó là ý nghĩ ấu trĩ. Vẫn biết rằng, nhiều trường hợp đã thoát tội nhờ vào tấm “kim bài” này, nhưng với trường hợp của Minh “béo” thì tôi thấy không nên, nhất lại là với hệ thống pháp luật chặt chẽ như ở Mỹ.

Hành vi này, xét cho cùng không che đậy được tội lỗi mà nó chỉ gây thêm tội lỗi. Như ở Việt Nam, việc lách luật, chối tội, chạy tội nó cũng nhan nhản như kiểu chạy lương, chạy chức, chạy quyền… Nhưng chúng ta nên nhớ rằng: Phải hiểu và tuân thủ luật pháp nước sở tại, chứ đừng có những hành động bát nháo như ở xứ ta.

Nước nào cũng có những quy định cụ thể về quyền trẻ em và Việt Nam cũng không nằm ngoài số này, nhưng việc thực thi luật thì còn nhiều điều đáng bàn. Điều khiến tôi suy nghĩ hiện nay là luật pháp Việt Nam còn duy tình.

Như thông tin trên báo chí những ngày qua cho thấy trường hợp diễn viên Minh “béo” trước kia từng có hành vi xâm phạm tình dục. Nhưng không ai đứng ra tố giác, rồi có thì cũng không bị truy tố, cuối cùng trở thành hành vi đùa giỡn. Điều đó để thấy thực thi pháp luật của mình còn chưa nghiêm túc.

Làm sao cải thiện được tình trạng này? Theo tôi là một câu hỏi khó, mà để thay đổi được cũng là cả một quá trình. Bao đời nay người ta nói giáo dục tư cách đạo đức con người nó được hình thành từ nhiều phía.

Cụ thể là gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng công bằng mà nói, xã hội hiện lôi kéo con người ta làm việc xấu nhiều hơn việc tốt. Còn nhà trường là nơi đào tạo kiến thức, nhưng quả thực tôi chưa tìm thấy cuốn sách đạo đức có nhắc tới giáo dục giới tính cụ thể và đúng đắn. Vì vậy cần đề cao giáo dục từ chính gia đình.

Ở đây, cụ thể là người mẹ, người cha trong gia đình phải mạnh dạn trao đổi với trẻ về tình dục, hành vi thế nào gọi là vi phạm tình dục. Cho trẻ những câu trả lời: Ai mới được đụng đến con? Ai mới được tắm rửa cho con? Cho trẻ biết thế nào là tình dục và lạm dụng tình dục…?

TS Khuất Thu Hồng (Viện Nghiên cứu phát triển xã hội): Sao lại kỳ thị cả nạn nhân

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Trước đây, Việt Nam cũng đã có nhiều sự việc lùm xùm như trường hợp của Minh “béo” nhưng những sự việc này xảy ra rồi vẫn không thể đưa ra để xử phạt theo luật.

Việc không thể tuân theo luật thì quá nhiều nguyên do, nhưng phần lớn là bởi nhận thức của người dân về việc lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục trẻ em... còn rất hạn chế. Nhiều người không quan tâm, thậm chí không hiểu được tính chất nghiêm trọng của vấn đề, để rồi khi sự việc có bị phát giác thì cũng không làm đến nơi đến chốn.

Xuất phát từ một thực tế rằng, người Việt Nam thường rất ngại nói đến chuyện tình dục, đặc biệt là liên quan đến trẻ em thì lại càng ngại hơn. Những sai lầm dù được phát hiện nhưng không xử lý nghiêm có thể là do hối lộ người thực thi pháp luật để ỉm đi.

Hoặc bản thân những người người thực thi pháp luật cũng không hiểu hết tầm quan trọng của vấn đề nên lại khuyến khích 2 bên hòa giải, đền bù để không phải đưa sự việc ra pháp luật. Hay do gia đình nạn nhân và bản thân nạn nhân không muốn làm lớn chuyện.

Còn xã hội thì vẫn “ứng xử” với nhau theo kiểu kỳ thị. Nghĩa là dù là chủ mưu hay nạn nhân thì những người trong sự việc lạm dụng tình dục vẫn cứ bị kỳ thị. Bởi cứ dính dáng đến tình dục người ta lại đặt câu hỏi: “Chắc nạn nhân phải làm gì nên mới bị như thế?...”.

Vì thế rất nhiều những câu chuyện về lạm dụng tình dục bị chìm đi. Không quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, cũng như giáo dục trẻ cụ thể về vấn đề này, dẫn đến tình trạng bạo lực tình dục của trẻ em ở Việt Nam ngày càng tăng. Những hành vi quấy rối, xâm hại, lạm dụng, bóc lột… tình dục trẻ em diễn ra ngày một nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thể hiện thông qua báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội mới đây rằng: Trong 5 năm (2010-2015) đã có hơn 5.000 vụ bạo lực tình dục đối với trẻ em. Đây mới chỉ là con số được báo cáo. Vậy chắc chắn sẽ còn có những vụ chưa hoặc không được báo cáo thì còn thế nào?

 Vậy mới nói, tình trạng lạm dụng tình dục ở trẻ em tại Việt Nam rất đáng báo động. Trong khi, đối tượng chính là trẻ em cũng không được trang bị kiến thức đầy đủ, kỹ năng để bảo vệ bản thân.

Hiện bộ luật sửa đổi gần đây nhất là việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng đã giải quyết vấn đề rốt ráo hơn về xử phạt người có hành vi lạm dụng tình dục nhưng theo tôi là chưa đủ bởi thiếu những định nghĩa, hướng dẫn cụ thể để người ta có thể thực hiện được.

Đơn cử, Dự thảo Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em mới đây cũng chưa thực sự toàn diện khi bỏ sót một nhóm đối tượng 16-18 tuổi. Trẻ em ở Việt Nam, hiện đã quy định từ 16 tuổi trở xuống là lứa tuổi vị thành niên.

Thế nhưng, trong Luật Hôn nhân và Gia đình lại quy định, 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Còn dưới 18 tuổi được xem là tảo hôn. Vậy thì các em ở độ tuổi 16-18 sẽ được bảo vệ thế nào?

Từ những câu chuyện này để nói rằng, luật của chúng ta vẫn chưa đồng bộ, dẫm chân lên nhau và còn thiếu sót. Nên cần rà soát lại để nhất quán giữa các luật, để thanh thiếu niên các độ tuổi được pháp luật bảo vệ và việc hướng dẫn thực hành luật cần phải được đầy đủ hơn.

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Minh Béo bị bạn tù đánh đập

Sau khi bị bắt vì tội quấy rối tình dục trẻ em, diễn viên hài Minh Béo đã bị tạm giam tại nhà tù Theo Lacy (quận Cam) và bị bạn tù đánh đập. 

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Nghi án ‘chạy tội’ cho Minh béo và hiểm họa ‘tâm thần hóa’ xã hội

Mấy ngày nay, trên các phương tiện truyền thông rộ lên thông tin người nhà của Minh béo đang chạy thủ tục chứng nhận tâm thần cho diễn viên này nhằm thoát tội ấu dâm ở  Mỹ. Nếu điều này có thật thì đúng là thảm họa cho đất nước chúng ta vì có quá nhiều kẻ tâm thần.

thay gi qua vu minh beo bi bat o my

Minh Béo có cơ hội trắng án ấu dâm?

Sau khi Minh Béo bị bắt khẩn cấp ở Mỹ vì quấy rối tình dục trẻ em, có nguồn tin cho biết gia đình đang tiến hành việc làm giả giấy tờ chứng minh nghệ sĩ này bị bệnh tâm thần.

Huyền Anh - Thảo Phượng

Năng lượng Mới 513